Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

NHỮNG YẾU LĨNH CƠ BẢN TRONG LUYỆN THÁI CỰC QUYỀN

NHỮNG YẾU LĨNH CƠ BẢN TRONG LUYỆN THÁI CỰC QUYỀN (phần 1)

Những yêu cầu đối với tòan bộ các động tác trong Thái Cực quyền còn được gọi là những yếu lĩnh trong luyện Thái Cực Quyền. Tuy mỗi dạng Thái Cực Quyền đều có những đặc trưng riêng ; song yếu lĩnh luyện tập cơ bản là thống nhất (cái chung nằm trong cái riêng). Ở đây chỉ giới thiệu 1 cách khái quát nội dung của nó để giúp người mới học lần đầu có được 1 khái niệm tòan diện.

khi luyện Thái Cực Quyền, từ đầu chí cuối buổi tập, người tập luyện phải giữ thăng bằng tâm khí, thư giãn thoải mái. Trước tiên phải "thả lỏng" trung khu thần kinh đại não, thả lỏng cơ bắp tòan thân, thả lỏng các khớp xương và các cơ quan nội tạng. Thân người phải thẳng 1 cách tự nhiên, đỉnh đầu và hậu môn luôn luôn thẳng đứng, trên dưới thống nhất. Tránh hiện tượng ngực ưỡn, bụng phưỡn, đầu cúi, lưng khom, mông cong, hít thở phải tự nhiên - dần dần áp dụng phương pháp thở bụng, phải luôn luôn giữ được tư thế bụng rắn ngực nở. Khi vận động cũng phải giữ được trạng thái thân thẳng, các cơ thả lỏng, bụng rắn ngực nở khiến cho thân dưới có thể trụ vững, thân trên linh họat.

Luôn luôn phải tập trung tinh thần, điều khiển các động tác bằng ý thức, động tác phải nhẹ nhàng, mềm mại uyển chuyển, không vận lực 1 cách thô bạo, cứng nhắc ; động tác phải vòng tròn theo hình cung hoặc hình tròn, dần dần khiến cho tất cả các cơ bắp và các khớp xương đều được vận động, động tác hài hòa khiến các cơ bắp được rèn luyện dần từ lớp ngòai vào đến lớp trong ; động tác phải liên hòan, liên tục ; mọi tư thế và động tác đều phải được thực hiện 1 cách đầy đủ, hòan hảo, không được cái nặng cái nhẹ, không được khiếm khuyết và đứt đọan.

Phải lấy vận động quanh trục của eo lưng làm chính, phần eo phải thẳng và được thả lỏng, không lắc lư xương chậu - đùi phải vững để có thể ổn định được trọng tâm, khi vận động tứ chi chỉ cần xoay nhẹ phần eo.

Đầu phải thẳng, huyệt bách hội luôn luôn phải huớng lên ; khi cử động muốn hướng về phương nào thì thần nhãn phải được huớng đi trước, ánh mắt phải được đánh đi trước cùng với sự vận động của tay ; khi dừng thế, ánh mắt nhìn ra xa theo hướng đầu ngón tay trỏ hay ngón giữa, thần nhãn phải chú ý tới 2 bên trên dưới, cổ phải thẳng, thả lỏng và chuyển động theo ánh mắt ; miệng ngậm tự nhiên, hàm dưới hơi thu vào, đầu lưỡi hơi cuốn lên chạm nhẹ vào hàm trên, nhằm tăng cường khả năng tiết nước bọt, như vậy khi luyện tập, cổ họng không cảm thấy khô, tạo thói quen thở bằng mũi, đảm bảo vệ sinh hô hấp.

Vai phải thả lỏng, 2 vai cân đối, không được bên cao bên thấp, khủy tay phải được thả lỏng, khớp khủy tay hơi cong, tập trung ý thức vào đầu khủy khiến cho cánh tay khi co vào duỗi ra được nhẹ nhàng, linh họat mà vẫn có lực ; cổ tay cũng phải linh họat và có lực, cẳng tình yêu trụ vững theo thế gọi là "tọa uyển", các ngón tay duỗi ra, khi bàn tay hòan thành động tác đánh về phía trước, gốc bàn tay cũng đánh mạnh về phía trước theo quán tính, vận lực nhiều ở ngón giữa và ngón áp út. Khi cánh tay vận động, cổ tay cũng phải vận động theo, tay xoay ra hướng ngòai gọi là thuận triền ty, xoay vào hướng trong gọi là nghịch triền ty.

Trên đây là những yêu cầu đối với chi trên.

Phải "Hàm hung bạt bối", có nghĩa là xương quai sanh tương đối ổn định, hơi chìm xuống, cổ ngực thả lỏng, lồng ngực hơi thu vào, khiến các bộ phận bên trong cảm thấy thỏai mái, thuật ngữ gọi là hàm hung ; các cơ lưng cũng phải thả lỏng, 2 xương bả vai vươn ra ngòai, đồng thời cố định lại, dưới tác động của cơ lưng các đốt xương sống cũng phải thẳng và thả lỏng, khớp xương giữ 2 vai (đốt lớn) hơi nhô lên khiến lớp da ở bộ phận này có cảm giác căng ra, thuật ngữ gọi là bạt bối, khiến giữa 2 đốt xương 2 vai có sự thông liền, đồng thời 2 đốt xương này lại hơi cong về phía trước, tạo thuận lợi cho việc "hàm hung bạt bối".

Vận dụng phương pháp hít thở bụng tự nhiên, sử dụng họat động lên xuống của cơ hòanh để "khí trầm đan điền" (dồn khí xuống bụng dưới) khiến bụng dưới được điều dưỡng tốt, không dâng lên, như vậy khi luyện tập sẽ không thở gấp vì thiếu oxy, đồng thời có thể ổn định được trọng tâm. "Hàm hung bạt bối" là tạo điều kiện để "khí trầm đan điền", các cơ ngực và cơ lưng trong trạng thái thả lỏng dần dần thu xuống dưới, khiến vùng quanh eo căng chắc, xương chậu - đùi trụ vững, đồng thời khiến cho phần bụng vô cùng căng chắc trong trạng thái thả lỏng.

Đốt xương cùng luôn luôn phải chiếu thẳng đường chính giữa của phần bụng và ngực, như là đỡ bụng dưới, đường chính giữa của phần bụng muốn quay sang hướng nào đốt xương cùng phải quay thẳng sang hướng đó, có tác dụng như bánh lái điều khiển hướng vận động, đảm bảo giữ cho thân thẳng ở mọi góc độ trong khi vận động, gọi là "xương cùng chính giữa" (vỹ lư trung chính). Đáy hông vùng khớp chậu - đùi phải mở, cơ ở bộ phận hậu môn hơi co lại (không nên co quá), gọi là "treo háng", có mối quan hệ tương hỗ với "hư lĩnh đỉnh kình". Việc cố định xương quai sanh trong "hàm hung" đối xứng trên dưới với việc "khí trầm đan điền", việc đốt sống lớn nhô lên trong "bạt bối" đối xứng trên dưới với việc khớp chậu - đùi có lực. Cố định xương quai sanh là chuẩn bị lực tĩnh cho "hàm hung", đốt sống lớn nhô lên là chuẩn bị lực tĩnh cho "bạt bối".



NHỮNG YẾU LĨNH CƠ BẢN TRONG LUYỆN THÁI CỰC QUYỀN (phần 2)

Khi vận động, eo là là bộ phận quyết định, cơ bụng vận động, cơ lưng cũng vận động theo, đưa đến sự vận động của tứ chi.

trên đây là những yêu cầu về "Hàm hung bạt bối", "Khí trầm đan điền", "eo thẳng thả lỏng", "vỹ lư trung chính", "lỏng hông treo háng", "lực hợp về trước" của phần thân.

Hai đùi phải phân định rõ hư thực, khớp chậu - đùi phải lỏng, khớp gối luôn hơi chùng. Khi vậy động đùi, trước tiên phải thực hiện xong việc chuyển dịch của 1 bên eo, đáy hông hơi thu vào (chuyển dịch vào trong), dồn trọng tâm vào 1 đùi, cơ đùi vận lực, vai bằng với gót chân, lực ở vai phải được đưa xuống tận gót chân, nhằm tăng tính bền vững mà lại không làm mất tính linh hoạt của khớp gối bên đùi thực, khiến chân bước vững chắc, thân người hơi xổm xuống, sau đó chân kia từ từ duỗi ra, khớp gối không quá thẳng, rồi vận lực cơ đùi ; dùng mũi chân vận lực để bước, giữa chừng lại hơi thẳng người lên để tăng thêm lượng vận động mà lại không cứng nhắc ; bước đi phải nhẹ nhàng linh hoạt, cùng với sự chuyển dịch từ từ của trọng tâm, 2 chân phải thay nhau nâng đỡ trọng tâm, để giữ thăng bằng cho toàn thân. Khi thực hiện động tác, ngón chân, bàn chân, gót chân áp thẳng xuống đất, lực của bên chân thực đè xuống, như được cắm xuống đất, khiến bước chân vững chắc, còn bên chân hư thì thay đổi linh hoạt.

Đó là những yêu cầu về phân định rõ hư thực, chùng gối lỏng khớp chậu - đùi, điều chỉnh trọng tâm của chi dưới.

Khi mỗi thế đã vào đúng vị trí, phần eo trong khi thả lỏng phải hơi đè xuống, các đốt sống thả lỏng chìm xuống, khiến khớp xương chậu - đùi có lực ; đốt sống lớn hơi nhô lên, khiến xương chậu - đùi như bị kéo giằng theo 2 chiều lên và xuống. Khớp chậu - đùi được mở gọi là treo háng. Ngực nở, bụng thả lỏng mà căng chắc. Ý nghĩ phải được tập trung tới ngón tay và đầu ngón chân.

Cánh tay vươn ra hướng ngoài và hơi thả chìm xuống, như thả lỏng mà không thả lỏng, phải luôn thể hiện được tư tưởng "nhu trung hữu cương" của Thái Cực Quyền. Như vậy dần dần có thể tăng cường được nội lực. Động tác sẽ nhẹ nhàng linh hoạt, có lực mà lại không cứng nhắc. CHính vào lúc thế trước như dừng lại mà không phải là dừng, thế sau đã được hình thành.

Vai phải luôn luôn vuông góc với hông, khủy phải tương ứng trên dưới với gối, đầu ngón tay phải tương ứng trên dưới với đầu ngón chân, đầu ngón tay của của tay trước có mối quan hệ hô ứng với đầu ngón tay của tay sau, mũi chân trước và mũi chân sau, gót chân trước và gót chân sau cũng phải có mối quan hệ hô ứng với nhau, trên dưới, trái phải, trước sau phải hô ứng với nhau và hợp lại. Muốn hợp lại được với nhau 1 cách tự nhiên, thần khí phải hợ lại trước. Kiểu thế phải viên mãn, nghiêm túc, không tản mạn, không khô cứng, yếu ớt, không nghiêng ngả; khi mở thế không được tiến hành tản mạn, khi các thế được tiến hành liên tục phải thể hiện được uy lực, không được ẻo lả yếu ớt. Thân phải ngay thẳng, tinh thần phải được dồn tích vào trong.

Phàm những tư thế mà đầu ngón tay trước trên thì đối chóp mũi, dưới thì đối mũi chân thuật ngữ gọi là "tam tiêm tương đối". Bất kỳ tư thế nào cũng đều phải vai hợp với hông, khủy tay hợp với gối, tay hợp với chân, thuật ngữ gọi là "ngoại tam hợp". Ý hợp với khí, khí hợp với lực, thuật ngữ gọi là "Nội tam hợp". Mỗi 1 động tác, trước tiên dùng ý thức để điều hành sự vận động bên trong, đồng thời bên ngoài cũng theo đó mà vận động, từ ngoài vào trong, dùng ngoài điều khiển trong.

Mỗi tư thế có 4 giai đoạn : khởi, thừa, chuyển, hợp (phát thế gọi là khởi, tiếp theo gọi lài thừa, biến đổi gọi là chuyển, thành thế gọi là hợp). Thực hiện tiết tiết quán xuyến giữa thế này với thế kia, vào lúc như dừng mà không phải dừng, nội lực dần dần được vận đủ, tinh thần tập trung gọi là "tiết tiết quán xuyến" ; các đốt thả lỏng - các đốt xương toàn thân thả lỏng, đưa ý thức vào chúng, hình thành lực toàn thân 1 cách tự nhiên mà linh hoạt gọi là các đốt thả lỏng ; nói tụ hợp - khi 1 thế đã hình thành thì tứ chi phải có sự hợp lực trên dưới, phải trái, trước sau 1 cách tự nhiên. Trong đó ta phải biết được cái nào trước cái nào sau, khiến động tác được tiến hánh cách tuần tự. Trong quá trình thực hiện động tác không được dứt quãng, trong ngoài, trên dứoi, phải trái, trước sau phải hài hòa thống nhất ; phải thực hiện được "nội ngoại hợp nhất", "tiết tiết quán xuyến", "nhất khí ha thành"

NHỮNG YẾU LĨNH CƠ BẢN TRONG LUYỆN THÁI CỰC QUYỀN (phần 3)

Khi tập quyền, thế này nối tiếp thế kia, liên hoàn, liên tục, càng tập càng lỏng, càng chậm, khiến cho việc hít vào thở ra càng nhỏ, càng sâu, càng dài và càng đều, nội tạng dần dần săn chắc, lực chân dần dần bền vững, thể lực được tăng cường, có thể giữ được thăng bằng cơ thể ở mọi góc độ, lại có thể biến hóa linh hoạt, nhanh chóng.

Tư thế thân người cao, vừa hay thấp, điều này phải căn cứ vào điều kiện thể lực và mức độ thành thục củ người tập mà quyết định. Lượng vận động lớn hay nhỏ được quyết định bởi tư thế thân người.

Phương pháp luyện tập cao mà nhanh thì lượng vận động nhỏ, còn thấp mà chậm thì lượng vận động lớn. Việc tăng lượng vận động phải tiến hành từ từ, phải căn cứ vào khả năng của mỗi người để xác định lượng vận động cho mình, đồng thời phải luôn điều chỉnh cho phù hợp với tiến độ luyện tập.

Khi tập toàn bài, phải xác định tư thế thân người ngay từ đầu, và phải luôn luôn giữ ở 1 mức độ, không được thay đổi giữa chừng, làm ảnh hưởng tiết tấu của toàn bài.

Đối với những người luyện tập để chữa bệnh phải tuân thủ nguyên tắc nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên, tập với mức độ hơi ra mồ hôi. Khi bắt đầu tập với tư thế cao, nếu thấy khớp gối đau không chịu được thì nên nghỉ, sau tập tiếp. Không nên tập theo phương pháp khổ luyện của những người muốn đạt tới trình độ kỹ thuật cao.


Huỳnh Quang Vũ




DƯƠNG THỨC THÁI CỰC QUYỀN THẬP YẾU

DƯƠNG THỨC THÁI CỰC QUYỀN THẬP YẾU

(10 yếu lĩnh luyện tập Dương thức Thái cực quyền) bao gồm:
1. Hư linh đỉnh kình: đầu cổ ngay thẳng, thần quán tại đỉnh, không vận sức mà phải tự nhiên.
2. Hàm hung bạt bối: ngực hơi thóp vào để khí trầm đan điền (hàm hung), và khí dính ở lưng (bạt bối)
3. Tùng yêu: buông lỏng eo, biến hóa hư thực của động tác đều tùy theo sự chuyển động của eo.
4. Phân hư thực: tách biệt rõ rệt hư thực của động tác, thủ-bộ-cước pháp, trọng lượng dồn lên chân nào chân đó là thực, chân còn lại là hư.
5. Trầm kiên trụy chẩu: hai vai buông lỏng tự nhiên (trầm kiên), hai cùi chỏ cũng hạ thấp hướng xuống (trụy chẩu)
6. Dụng ý bất dụng lực: toàn thân buông lỏng, không sử dụng kình lực vụng về cứng nhắc, lấy ý quán chỉ động tác. Ý đến thì khí đến và từ khí đến thì lực đến.
7. Thượng hạ tương tùy: tức trên và dưới đều phải theo nhau. Tay động, eo động, chân động, nhãn thần theo đó mà động.
8. Nội ngoại tương hợp: Khi khai cũng như khi hợp đều dựa trên cơ sở trong ngoài hợp nhất, từ thần thái cho đến cơ thể, trong đó thần là chủ soái và thân là để sai khiến.
9. Tương liên bất đoạn: vận động liên miên như kéo tơ không gián đoạn.
10. Động trung cầu tịnh: lấy tĩnh cai quản động, tuy động mà như tĩnh. Luyện càng chậm càng tốt, càng chậm càng khiến hô hấp sâu dài, khí trầm đan điền.


THÁI CỰC QUYỀN - ĐẠO DƯỠNG SINH




THÁI CỰC QUYỀN - ĐẠO DƯỠNG SINH

Thái cực quyền là môn quyền thuật nổi tiếng của Trung Quốc, không chỉ bởi là võ thuật chiến đấu hiệu quả, mà còn là môn dưỡng sinh, trị bệnh, ích thọ. Đây là loại hình vận động hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp.Thái cực quyền có nhiều phái như: Trần, Dương, Ngô, Vũ, Tôn, Triệu bảo... Trong đó Dương gia Thái cực quyền được phổ biến rộng rãi nhất. Tuy là các phái khác nhau, nhưng đều có chung hệ thống lí luận và hệ thống bài tập căn bản. Để phổ biến rộng rãi Thái cực quyền, Nhà nước Trung Quốc đã cho biên soạn bài Thái cực quyền giản hóa 24 thức dựa trên Dương thức Thái cực quyền và bài Thái cực quyền thi đấu 42 thức kết hợp của Trần, Dương, Ngô, Vũ, Tôn thức Thái cực quyền.Hiện nay, Hà Nội có phong trào luyện tập Thái cực quyền phát triển mạnh, có nhiều câu lạc bộ thường xuyên luyện tập thu hút nhiều người. Tuy nhiên, đa số người tập mới chỉ học theo cái hình bên ngoài của Thái cực quyền mà chưa chú trọng tìm hiểu, luyện tập các nội dung yếu lĩnh của Thái cực quyền.Thái cực quyền chú trọng việc luyện thân, đồng thời giúp người tập tu tâm, dưỡng tính. Luyện tập Thái cực quyền đúng cách sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, an nhiên tự tại, tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, chức năng hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ cơ, khớp... được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, nó có thể phòng chống được nhiều bệnh mạn tính (đau mỏi cơ khớp, thần kinh tọa, suy nhược cơ thể, tiểu đường...) Thông qua việc tìm hiểu và áp dụng lí luận của Thái cực quyền, người tập hiểu biết hơn về chính cơ thể mình, cũng như chứng ngộ nhiều đạo lí sâu sắc của văn hóa phương Đông.Hệ thống bài tập cơ bản của Thái cực quyền có thể chia thành Tĩnh công và Động công. Ngoài ra, còn có cách luyện 2 người, như: Thôi thủ, đối luyện, tán thủ. Căn cứ vào điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh, mục đích mỗi người có thể lựa chọn luyện tập từng phần hay toàn bộ công pháp của Thái cực quyền.Muốn đạt hiệu quả cao trong dưỡng sinh, chữa bệnh thì người học không chỉ cần thuộc bài quyền, mà còn cần phải hiểu và luyện tập theo yêu cầu, yếu lĩnh của Thái cực quyền. Cần đem lí luận của Thái cực quyền từng bước áp dụng vào luyện tập. Đồng thời cần ứng dụng các nguyên lí, yếu lĩnh Thái cực quyền vào các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày để cơ thể được buông lỏng, không bị co cứng cục bộ. Luôn có ý thức thở sâu, thở đều sẽ giúp tinh thần thư thái, minh mẫn, làm việc lâu dài mà không mệt. Nâng đỉnh đầu, buông lỏng vai, ngực, giữ thẳng thân... sẽ giúp người tập nâng cao tinh thần. Vận động khoan hòa, lấy eo làm trục vận động.Đem Thái cực quyền ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, không những làm cho việc tập luyện Thái cực quyền trở nên hữu ích hơn, mau tiến bộ hơn, mà còn làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn.


(Theo báo http://nguoicaotuoi.org.vn)






TÌM HIỂU VỀ THÁI TỰC QUYỀN - TAICHI



TÌM HIỂU VỀ THÁI TỰC QUYỀN - TAICHI
Thái Cực Quyền phiên âm tiếng Trung Hoa là T'ai Chi Ch'uan hay Taijiquan , thông thường gọi là T'ai Chi, Tai Chi, hay Taiji. Hai chữ “Thái Cực ” được dịch từ hai chữ “ Tai Chi” của Trung Hoa. “Tai” nghĩa là mênh mông rộng lớn, “ Chi” nghĩa là tuyệt cao tuyệt đỉnh. Tai Chi hay Thái Cực nghĩa là nguyên lý tột cùng của vũ trụ, là đầu mối nguyên thủy của vũ trụ . Chữ “Quyền” có nghĩa là môn võ xử dụng bằng tay ( không dùng chân) là môn võ nội công


Nhưng ngày nay Thái cực quyền được biết đến như là một môn thể dục để tăng cường sức khoẻ , một phương pháp dưỡng sinh trị liệu hữu hiệu giúp thư dãn tâm hồn, chống căng thẳng thẩn kinh ( stress)


Như vậy Thái cực quyền không những chỉ là một môn võ vừa cương vừa nhu, nhanh chậm xen nhau mà các bài tập luyện của môn võ này còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.


Ngày nay, Thái cực quyền phổ biến rộng rãi đến hơn 100 quốc gia trên toàn cầu với hơn 150 triệu người luyện tập.

NGUYÊN LÝ CĂN BẢN


Nói một cách tổng quát, Thái Cực Quyền vận dụng nguyên lý phối hợp Âm Dương, nên các động tác đều chậm rãi, khoan thai, uyển chuyển và có hư có thực, như thế mới phát triển được cái lẽ dùng nhu để thắng cương hay cái lẽ có cương ở trong nhu.


Ba nguyên tắc chính trong khi tập là:

1- hít thở đúng cách,

2- tập trung tư tưởng, và

3- chuyển động nhẹ nhàng.


1 - Hít thở đúng cách: Khi hít vào cũng như khi thở ra đều phải làm trong nhịp thật chậm, từ từ hít vào bằng mũi cho đến khi không còn hít thêm được nữa thì ngưng lại, nén hơi xuống bụng chừng 10 hay 15 giây, rồi thở ra cũng bằng mũi, thật chậm. Giai đoạn nén hơi này rất quan trọng vì khí oxy khi được hít mạnh vào sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, kích thích sinh hoạt của các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu và bắp thịt.


2- Tập trung tư tưởng: Trong lúc làm động tác hít thở, tư tưởng phải hoàn toàn ổn định, nghĩa là cố theo dõi hơi thở của mình và tưởng tượng đến luồng khí mà ta hít vào hay thở ra, từ lúc bắt đầu chui vào lỗ mũi, qua ống mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi, bị nén xuống, đoạn trở lên trên mũi và ra ngoài. Nếu mở mắt ra mà thấy chia trí thì nên nhắm mắt lại, chỉ theo dõi hơi thở bằng óc mà thôi.


3- Chuyển động nhẹ nhàng: Khi tạo ra chuyển động, tuyệt đối không dùng đến gân cốt và bắp thịt, nghĩa là phải thật nhẹ nhàng. Tay và cơ thể đều xoay chuyển liên tục theo một đường vòng tròn, tưởng tượng như mình đang luân chuyển theo một dòng nước.


Thái cực quyền là một loại vận động đặc thù với những đặc điểm chủ yếu dưới đây:


1- Ðộng tác mềm mại, buông lơi, thong thả (Ðộng tác nhu hòa hoãn mạn) Người tập "Dụng ý bất dụng lực" , tuyệt không được gồng cứng các cơ, toàn thể các khớp xương phải lỏng , bất kỳ động tác nào cũng phải mềm mại, buông lơi, thong thả, tốc độ không nhanh mà chậm chạp


2- Ðộng tác nào cũng là hoạt động toàn thân Thái cực quyền đòi hỏi sự chuyển động của toàn thân , hễ động một thì không chổ nào không động "Nhất động vô hữu bất động", hễ tĩnh một thì không nơi nào không tĩnh "Nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh" , "Thượng hạ tương tùy, nội ngoại tương hợp" . Nếu như không luyện được toàn thân hoạt động, mà có bộ phận trong người đứng chết trân, thì đó là một khuyết điểm lớn

3- Mỗi động tác cần kết hợp hô hấp với vận động một cách tự nhiên Sự hô hấp trong Th ái c ực quy ền là có quy luật, khi nào hít vào, khi nào thở ra, đều được thực hiện nghiêm túc, chớ không phải là hít thở một cách tự nhiên mà bình thường người ta thường không chú ý tới, mà cũng không phải là miễn cưỡng (gắng gượng) dồn nén hơi thở. Sự hô hấp phải làm sao đạt đến tình trạng sâu, dài, đều, im, thoải mái tự nhiên (Thâm, trường, quân, tĩnh, khai thoát tự nhiên).

4- Khi vận động cần phải "tâm tĩnh" “Tâm tĩnh" tức là tâm thần an tĩnh, không hoang loạn, không suy nghĩ lung tung viển vông, cốt làm sao cho vỏ ngoài đại não êm dịu lại một cách từ từ, tuyệt đại bộ phận đi vào trạng thái bị khống chế tức là có nhiều dịp nghỉ ngơi. Ngoài ra lượng hô hấp tăng nhiều, huyết dịch tuần hoàn mau chóng, giúp cho đại não thu được nhiều dưỡng liệu và dưỡng khí, điều này có tác dụng nâng cao và tăng trưởng cơ năng, và làm khỏe mạnh bộ phận cao cấp của hệ thống trung khu thần kinh. Năng lực hoạt động của hệ thống thần kinh được mạnh mẽ, thì ảnh hưởng rất tốt đến việc điều tiết, sự phối hợp hoạt động của các hệ thống khí quan trong cơ thể.

Khi luyện tập bạn phải tập trung vào tâm ý và động tác, chỉ biết hiện tại là thực, tạm quên quá khứ và tương lai vì quá khứ và tương lai chỉ là ảo vọng, xa khỏi tầm tay. Có tập trung tinh thần vào hiện tại, thì mới thể hiện được tâm Thái Cực và tâm Hư Vô, để kết tụ được âm dương chỉ thị nhất khí. Bạn cùng đồng nhất với Thái Cực, với tha nhân, với chúng sinh, với vũ trụ, với Đạo, thấu triệt lẽ tương đối của thời gian và không gian, để thung dung bơi lội trong dòng sông của hiện tại vô thủy vô chung.

QUAN NIỆM VỀ HƠI THỞ


Mỗi khi bắt đầu luyện tập Thái Cực Quyền, phải hô hấp trước đủ 16 lần và hô hấp theo phương pháp sau đây:

- Đứng với hai bàn chân soong song, rộng ngang vai, hai đầu gối chùng xuống, miệng ngậm, đầu lưỡi khẽ chạm vào hàm ếch trên, mắt hơi nhắm

- Giữ lưng thẳng, hai tay xuôi theo hai bắp vế với đầu ngón cái chạm đầu ngón tay giữa, lòng bàn tay hướng ra sau.

- Thở bằng bụng, khi hít vào thì thóp bụng vô và nhón hậu môn lên, khi thở ra thì phình bụng và nhả hậu môn.


Giải thích:


- Đầu lưỡi đ𓠥ng hàm ếch trên là tim phổi liên hệ đến tuyến ức (thymus gland), cũng như đầu ngón tay cái chạm đầu ngón tay giữa là phổi liên hệ đến tâm bào.


- Thở bằng bụng là b𓋛t chước theo Thai tức, bắt chước theo tiên-thiên hô hấp của thai nhi trong bụng mẹ. Khi thở ra, phình bụng và nhả hậu môn là cho khí hậu-thiên ra ngoài, còn khí tiên-thiên thì giữ lại, cho chạy từ hoành cách mô xuống đến đan điền (huyệt nằm chừng một inch dưới rốn), rồi tới vĩ lư là đốt xương cuối cùng của cột sống. Khi hít vào, thót bụng lại và khép hậu môn, là cho khí tiên-thiên đi trở lên hoành cách mô để hợp với khí hậu-thiên, thành khí Thái cực.

Phương pháp thở này dĩ nhiên cũng cần được áp dụng trong lúc luyện tập. Nguyên lý Dũ mạn dũ hảo giúp hơi thở hòa hợp với động tác.


Quán niệm của 16 hơi thở.


Mỗi hơi trong 16 hơi thở mang một ý nghĩa, một quán niệm riêng. Hơi thở 1: “thực tại khổ đau của kiếp người”. Hơi thở 2: “không”. Hơi thở 3: “vô thường”. Hơi thở 4: “vô ngã”. Hơi thở 5: “từ”. Hơi thở 6: “bi”. Hơi thở 7: “hỉ”. Hơi thở 8: “xả”. Hơi thở 9: “tri túc”. Hơi thở 10: “vô úy”. Hơi thở 11: khắc khắc minh tân”. Hơi thở 12: “hiện tại an trụ”. Hơi thở 13: “thường”. Hơi thở 14: “lạc”. Hơi thở 15: “ngã”. Hơi thở 16: “tịnh”.


Cước chú:

Trong khi đếm hơi thở 15 thì tự nhủ “ tôi sẽ đếm hơi thở 16”. Sau hơi thở 16, bật tách đầu ngón tay cái và giữa, mở mắt ra và thầm nói” tôi đã được hoàn toàn an vui khỏe mạnh rồi”.


Trên đây là phương pháp thở được áp dụng bởi Thái Cực Thiền- Sinh-Hội ở HoustonTX.Phương pháp thở này gọi là Reversed breathing.


Còn một phương pháp thở khác, cách thức cũng như trên, chỉ khác là khi hít vào thì phình bụng và khi thở ra thì thóp bụng. Phương pháp thở này giống như cách thở bình thường, gọi là Natural breathing.


Điểm quan trọng giống nhau là cả hai phương pháp đều thở bằng bụng (abdomen, belly) và hơi thở phải vận chuyển phù hợp với động tác. Khi động tác tay chân có tính cách thu hay co thì hít vào và khi động tác có tính cách phóng hay đẩy thì thở ra. Theo nguyên lý thái cực âm dương, khi thu hay co vào là “âm” và khi phóng hay đẩy ra là “dương”.


CĂN BẢN TẬP LUYỆN


Thật ra, có rất nhiều bài tập, từ những bài đơn giản đến rắc rối, nhưng hình thức căn bản như nhau.


1-Làm nóng người: Khi bắt đầu phải làm cho cơ thể nóng dần lên rồi mới đi vào chiêu thế. Làm nóng từ trên cổ xuống dưới chân, từ phải qua trái.


Luyện cổ: Có hai cách luyện cổ: xoay vòng và chuyển động thẳng.

-Xoay cổ từ phải qua trái 10 lần xong làm ngược lại, từ trái qua phải. (Ðếm thầm trong óc 1, 2, 3,...) Xoay đầu theo vòng tròn dựa trên chiếc trục cổ.

- Sau đó, hất mạnh đầu qua phải đến hết mức rồi chuyển hướng hất mạnh cổ sang bên trái, cả hai bên chừng 10 lần.

- Tiếp theo, gập đầu xuống ngực tối đa, xong ngửa cổ lên tối đa, cả hai hướng trên dưới chừng 10 lần. (thở bình thường.) Theo một số y sĩ chuyên trị đau nhức, thế tập này còn có thể giúp trị bệnh đau tay hay vai gây ra bởi dây thần kinh cổ bị kẹt giữa hai khớp xương cổ.


Luyện vai: Thả lỏng vai, tay xuôi theo người, tự xoay hai vai theo vòng tròn từ đằng sau ra đằng trước 10 lần, sau đổi hướng ngược lại, từ trước ra sau.


Luyện cổ tay: Lắc cổ tay từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, mỗi thức 10 lần.


Luyện lưng và hông: Ðứng thẳng người, hai tay chống hông, lấy thắt lưng làm trục, tự xoay phần trên thắt lưng theo một vòng tròn từ phải qua trái, từ trái qua phải, mỗi thức 10 lần. Vẫn thở bình thường, nhưng dài hơi hơn.


Luyện đầu gối: Hai tay thả lỏng theo thân người, dang chân rộng, lấy chân dưới làm trụ, hơi hướng chân về bên phải, xoay phần trên đầu gối theo vòng tròn từ phải qua trái 10 lần. Chuyển hướng về bên trái, xoay đầu gối từ trái qua phải 10 lần.


Luyện bàn chân và ngón chân: Nhấc khẽ một bàn chân lên, xoay bàn chân trên ngón chân, mỗi bên 10 lần.


Tất cả các thế trên đều có thể giúp cho các khớp xương chuyển dịch trơn tru, làm giảm bệnh đau nhức gây ra tại các khớp, nhất là sau một đêm ngủ, các khớp xuơng bị tê cứng.


2-. Tập khí công:


Có hai đợt: Thượng và Hạ.


1-Thượng: Ðứng thẳng người, hai chân dang rộng, hai tay để hai bên hông, vừa HÍT VÀO CHẦM CHẬM, vừa từ từ đưa tay vòng ra hai bên, rồi đưa dần lên cao đến khi hai bàn tay chạm nhau ở chính giữa và trên đỉnh đầu, tạo thành một vòng tròn khép kín. Hai bàn tay, sau khi chạm nhau, từ từ cùng hạ xuống ngực theo một đường thẳng. Khi tay vừa tới ngực thì ngừng lại, NÍN THỞ, ÉP HƠI XUỐNG BUNG chừng 5 giây (đếm đến 5), rồi THỞ RA CHẦM CHẬM, và buông lỏng hai tay xuống. (Hít vào, thở ra đều bằng mũị) Mỗi lần xong một thế, đếm thầm trong óc một tiếng: Một... Làm như vậy 10 lần, trong khi đó, tập trung tư tưởng, theo dõi luồng khí đi vào và đi ra khỏi cơ thể. Mới đầu, giai đoạn nín hơi kéo dài chừng 5 giây, sau tăng dần đến 10 giây hoặc hơn. Nín càng lâu càng tốt, nhưng đừng quá sức, có thể bị mệt.


2-Hạ: Hai chân rùn xuống vừa phảị Hai tay giơ thẳng ra trước, nhắm mắt lại, HÍT VÀO CHẦM CHẬM, NÉN HƠI XUỐNG BUNG chừng 5 đến 10 giây, xong THỞ RA CHẦM CHẬM. Thở 10 lần trong khi vẫn đứng rùn chân và tay giơ thẳng ra trước.


3- Đi quyển:


Tất cả các động tác phải làm thật chậm rãi, thở đều đặn và dài hơi


1-Ôm banh (còn gọi là ôm cầu): Chân dang rộng vừa phải, từ từ rùn xuống, hai bàn tay mở ngửa để trước bụng, các ngón tay chạm vào nhau, chầm chậm đưa tay ra hai bên, vòng lên đầu tạo thành một vòng tròn. Khi các ngón tay chạm nhau, úp sấp cả hai bàn tay lại, đưa từ từ xuống bụng, rồi chuyển sang bên phải, tay phải ở trên úp xuống, tay trái ngửa lên, hai lòng bàn tay cách nhau chừng ba tấc, tưởng tượng như hai tay đang ôm một quả banh. Ðồng thời, bước chân trái về sau 90 độ, chân phải bước sang bên trái, hai bàn chân song song, cách nhau chừng hơn một bàn chân, các ngón chân chỉ về cùng một phíạ Thân hình cũng xoay về phía bên trái luôn. Sau khi đứng yên, chuyển quả banh ấy sang bên trái, tay phải ở trên, tay trái ở dướị Rồi lại chuyển quả banh ấy sang bên phải, với vị trí tay trái lại lên trên, trong khi tay phải mở ngửa ở dướị Luôn luôn nhớ rằng mình đang ôm một quả banh, hai bàn tay vần quả banh bên mình. Xoay quả banh ấy 4 lần.


2-Tả chưởng: Sau khi xoay banh 4 lần, xoay người về bên trái, chân vẫn đứng tại chỗ, chỉ có hai đầu gối và hai bàn chân đi theo về phía tráị Hai tay đồng loạt đưa cả về phía trái, các ngón tay chỉ thẳng lên trời, trong khi cánh tay ngang với mặt đất, tựa như đang đánh "chưởng". Kéo lùi tay lại lấy trớn để đẩy "chưởng" về phía trước (tức là bên trái). Khi tay đã thẳng ra hết, lại rút tay lại rồi đẩy "chưởng" tiếp tục như vậy 4 lần. Nên nhớ là cơ thể vẫn nghiêng về bên trái, chân trước chân sau.


3-Xay gạo: Khi hai tay thẳng ra lần thứ tư, đưa hai tay song song vòng rộng về phía phải, chuyển ra sau, khi hết cỡ thì kéo hai tay sát vào mình theo một đường tròn trên cùng một mặt phẳng, giống như đang xay gạọ Mặt vẫn nhìn thẳng về phía trước (tức là phía tráị) Vẽ đường vòng như vậy 4 lần.


4-Chuyển hướng: Khi xay gạo đủ bốn lần, phải chuyển hướng về phía trái bằng cách bước nhẹ chân trái về phía sau (90 độ). Chân phải đi theo chân trái, người lại xoay hướng về phía saụ Lần lượt chuyển đủ bốn hướng, lúc đầu đứng nhìn về hướng Ðông, ôm banh xoay người 90 độ về phía Bắc, tả chưởng và xay gạo xong là dịch chân trái chuyển hướng 90 độ nữa về phía Tây, ôm banh, tả chưởng, xay gạo xong lại nhấc chân trái lên, bước sang 90 độ nữa về hướng Nam. Cuối cùng, lần thứ tư, trở lại vị trí lúc ban đầu tức hướng Ðông làm thêm một chu kỳ "ôm banh, tả chưởng, xay gạo" nữa là về vị trí lúc đầu, thì bước chân ngang về thế đứng đầu tiên, cân bằng hai chân xong là vòng hai tay lên đầu, vòng xuống bụng, hít thở lần chót rồi từ từ ngưng.


Nên nhớ là chỉ trừ thế đứng đầu tiên là hai chân ngang nhau, các thế khác luôn luôn chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, hai bàn chân cùng chỉ một hướng, khi trở về vị trí lúc đầu, lại đứng hai chân ngang nhau. Ðiều quan trọng trong bài quyền này không phải là động tác và hình thức mà là tập trung tư tưởng và kiểm soát hơi thở của mình. Quên sót động tác không thành vấn đề.


Nhiều động tác trên đã đươc giảm thiểu để cho dễ tập. Xấu đẹp không quan trọng mà chỉ cần đi liên tục như dòng nước chẩy, không dùng đến bắp thịt. Tất cả cơ thể phải được thả lỏng, tay chân đến đâu thì đến, tới thẳng cũng được mà cong cong cũng không saọ Cố gắng giữ đúng phương pháp hít thở dịu dàng, tư tưởng không phân tán thì hệ thần kinh sẽ được thư dãn, nghỉ ngơi, khí oxy sẽ vào đầy phổi và tỏa ra khắp các tế bào, làm hưng phấn lại những bộ phận mệt mỏị Tự đó, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn, và dĩ nhiên trẻ trung lâu hơn, sự lão hóa sẽ đến chậm hơn.

LỢI ÍCH CỦA THÁI CỰC QUYỀN


Luyện tập Thái Cực Quyền đúng phương pháp, lâu dài và thường xuyên sẽ giúp trị được rất nhiều tật bệnh, có thể kể như bệnh phong thấp, bệnh tiểu đường, bệnh đau bao tử, bệnh viêm khớp, viêm cuống phổi, bệnh hen suyễn, bệnh về tim mạch như cao máu, cao cholesterol... và có thể ngay cả những bệnh về tâm thần như bệnh mất ngủ, mất trí nhớ, bệnh trầm cảm( depression) .v.v...Áp dụng yếu quyết “dũ mạn dũ hảo” trong lúc tập, các hoạt động của cơ thể đều an hòa và chậm lại, khiến các hoóc-môn căng thẳng ( stress hormone như Adrenaline của nang thượng thận) sẽ không tiết ra quá mức bình thường để trở thành độc hại cho cơ thể . Do đó chúng ta được sẽ khỏe mạnh và mau bình phục nếu có bệnh. Sau khi phân tích 47 công trình nghiên cứu về lợi ích của môn võ này đối với sức khỏe, tiến sĩ Chenchen Wang thuộc Đại học Tufts, Boston (Hoa kỷ) công nhận thái cực quyền có thể giúp cải thiện hoạt động của tim, phổi và hệ tiêu hóa. Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên t ạp chí Archives of Internal Medicine thì luyện tập thái cực quyền rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, thấp khớp và xơ cứng từng mảng.


Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình vể Thái cực quyền:


- Năm 1992, Đại học Shizuoka (Nhật ) cho biết tai chi là bộ môn thể dục lý tưởng , rất tốt cho lứa tuổi trung niên và cao niên. Trong lúc tập, sự uyển chuyển co giãn của đầu gối ảnh hưởng đến sự điều hòa của nhịp tim và sự điều hòa hấp thụ về lượng oxy.


-Năm 1998, viện Wushu Research IInstitute (Bắc kinh) đã làm cuộc thí nghiệm trên hai nhóm người: một nhóm không tập tai Chi và một nhóm tập tai chi từ 5 năm trở lên. Kết quả cho thấy trong nhóm tập tai chi có sự tăng trưởng về làn sóng não Alpha ( làn sóng thư giãn 8 – 12 hertz), mức cholesterol huyết giảm và nhịp tim điều hòa. Những người có bệnh động mạch tim, tập tai chi đều có dấu hiệu hoặc bớt hoặc khỏi bệnh .


- Năm 2003, Giáo sư Michael Urwinn thuộc Đại Học UCLos Angeles (Hoa kỳ) đã làm cuộc thí nghiệm trên 36 người cao niên, một nửa không tập tai Chi và nửa kia có tập tai chi trong 15 tuần lễ. Kết quả cho thấy là trong cơ thể người có tập tai chi, số tế bào miễn dịch chống bệnh “giời leo” (shingles/ zona) gia tăng 15%


Xin bấm link này http://www.medicinenet.com/shingles-picture-sli…/article.htm


Bệnh zona xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi và là tình trạng phát ban lan rộng ở da gây đau đớn và có thể xảy ra ở người đã bị thuỷ đậu. Vi-r út thủy đậu có thể nằm im trong cơ thể và trỗi dậy trở thành zona trong những năm v ề sau . Bệnh thường bắt đầu bằng nhức ngứa trên da và cuối cùng lan rộng gây đau đớn khó chịu..


- Gần đây các khoa học giaa thuộc viện Salk Institute và Đại học Princeton ( San Diego) đã nghiệm chứng rằng tập luyện cả Tâm lẫn Thân có thể làm sinh trưởng thêm những tế bào thần kinh mới ( neurons) và đồng thời kéo dài thêm sự sống của các tế bào não đang có.


- Ngày 21 tháng sáu vừa qua, Đại học UCLA cho biết kết quà nghiên cứu chứng tỏ là thái cực quyền giúp ngủ ngon giấc hơn


KẾT LUẬN


Thái Cực Quyền thực sự là một phương pháp dưỡng sinh tuyệt diệu, vừa giúp cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung, vừa giữ hệ thần kinh lúc nào cũng thư thái, lại có thể chữa bệnh một cách hiệu nghiệm . Trên phương diện tâm linh, thái Cực Quyền do luyện tập một lối sống an nhiên tự tại giúp con người biết gần gũi và thương yêu nhau để tạo nên một gia đình và một xã hội hiền hòa, bền vững và hạnh phúc


Phỏng theo “Thái cực quyền : một phương pháp trị bệnh hữu hiệu “ của Chu Tất Tiến.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Ý nghĩa hai chữ " Thái cực " trong Thái cực quyền


Ý nghĩa hai chữ " Thái cực " trong Thái cực quyền

Tại sao môn quyền thuật này được gọi là Thái Cực Quyền?
Trước hết chúng ta hãy liễu-giải khởi-nguyên và ý nghĩa của hai chữ "Thái Cực". Thái Cực là danh từ được dùng đầu tiên ở kinh Dịch. Quyển kinh này quan niệm rằng lúc Trời Ðất chưa hình thành là Thái Cực (còn gọi là Thái Sơ, Thái Nhất nữa). Sau đến đời nhà Tống, có Chu Ðôn Di vẽ ra một bức Thái Cực đồ, có thuyết minh kỹ càng, nhằm giải thích ý nghĩa hàm ngụ và sự biến hóa phát triển của ý niệm Thái Cực.
Nghĩa đen của hai chữ Thái Cực: Thái là lớn lao, Cực là trạng thái ban sơ hoặc cao cấp nhất của sự vật. Bởi vì ngày xưa không có ai biết vũ trụ , lúc quả đất chưa xuất hiện , thực sự như thế nào, thời gian ấy dài bao nhiêu triệu năm? cho nên cổ nhân mới đành đặt gọi cái vũ trụ lúc bấy giờ là Thái Cực, hoặc là Vô Cực. Trong Thái Cực đồ khuyết của Chu Ðôn Di, câu đầu tiên là "Vô Cực Nhi Thái Cực" (Nhi ở đây có nghĩa "tức là", nghĩa là Vô Cực tức là Thái Cực, chớ không phải là từ Vô Cực mà sinh ra Thái Cực). Ý niệm này còn được mô tả trong câu "Thái Cực bản Vô Cực" (Thái Cực vốn là Vô Cực).

Do đó, việc mệnh danh môn TCQ có nguồn gốc nhất định.Chúng ta có thể biện giải một cách giản đơn như sau:

1. Mỗi động tác của TCQ đều đi theo đường tròn giống như là các đường tròn được biểu thị trong Thái Cực dồ. Trong các động tác đường tròn này có chứa rất nhiều sự biến hóa, như hư thực, động tĩnh, cương nhu, tấn thối, vv.

2. Luyện TCQ, ta thấy các ý niệm động trung cầu tĩnh, tĩnh trung cầu động, dụng ý bất dụng lực, giống như điều thường gọi là vô trung sinh hữu ( thực ra không phải là từ không mà sinh ra có, mà là "cái không" phát triển dần dần thành "cái có", giống như cái lẽ Vô Cực mà Thái Cực).

3. Ðộng tác trong TCQ, từ khai thức đến thâu thức hoàn toàn liên tục, không một chổ nào đứt đoạn, giống như một vòng tròn hoàn chĩnh, không thể tìm được đầu mối; đó chính là cái lẽ "Thái Cực vốn là Vô Cực".

Dịch từ nguyên bản Trung Hoa : " TCQ Thường Thức Vấn Ðáp , của TRƯƠNG VĂN NGUYÊN"
( Hương Cảng : Thái Bình Thư Cục , 1970 )
Dịch giả : Đàm Trung Hòa