Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Trí Tuệ Trong đạo Phật

Trí Tuệ Trong đạo Phật

********
Photo: Trí Tuệ Trong đạo Phật
********
Sau năm năm học đạo cùng các vị tiên nhân và sáu năm khổ hạnh, Sa-môn Cồ-Đàm vẫn chưa tìm ra phương pháp thoát ly sinh tử. Ngài biết đạo không thể cầu bên ngoài, nên quyết định tự mình phăng tìm tận nguồn tâm của chính bản thân. Bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cây Tất-bát-la là thời gian Ngài quay về cội nguồn, soi sáng tận những ngõ ngách sâu kín của tự tâm. Và khi mọi vọng niệm bặt dứt, mọi lậu hoặc vi tế bị đoạn trừ, Ngài hoát nhiên đại ngộ vào đêm cuối cùng, khi sao Mai vừa mọc. 

Một nhà bác học đã thừa nhận: “Điểm tận cùng của khoa học chỉ là mức khởi đầu của Phật giáo”. Đạo Phật là đạo trí tuệ, vì vị Giáo chủ đã tỏ ngộ chân lý tuyệt đối và giảng dạy cho đồ chúng những gì Ngài biết bằng trí tuệ siêu xuất của mình. Nền khoa học cách đây 25 thế kỷ vẫn còn sơ khai, con người chưa có kính hiển vi hay viễn vọng, cũng chưa có phi thuyền không gian, thế mà Đức Phật đã biết trong ly nước có vô số vi trùng, trong vũ trụ có hằng sa thế giới. Những lời dạy của Ngài về vũ trụ nhân sinh, cho đến nay vẫn là chân lý; và khoa học càng tiến bộ, càng chứng minh sự đúng đắn của mọi điều Ngài tuyên thuyết. Trí tuệ ấy do đâu mà có? - Chỉ do sức thiền định sâu xa, tự nơi mình mà nhận lấy. Trí huệ ấy cũng sẵn có trong tất cả chúng sanh, chỉ vì vô minh che lấp nên mãi chịu kiếp đọa đày trong trần lao sinh tử, như mặt trăng luôn hiện hữu trên trời không, vì mây phủ che nên trái đất bị bao trùm trong bóng tối.

Nhưng làm thế nào mà mây tan trăng hiện?

Nhà Phật phân biệt hai loại trí tuệ, như là kết quả của hai giai đoạn hành trì: Một là Trí hữu sư, kiến thức tích lũy qua quá trình nghe, suy tư và tu theo lời dạy của Thiện hữu tri thức (Văn-Tư-Tu huệ). Hai là Trí vô sư, trí tuệ tự mình phát khởi do nghiêm trì giới luật và tâm an định (Giới-Định-Huệ). Văn-Tư-Tu được gọi là Tam huệ học, Giới-Định-Huệ gọi là Tam vô lậu học.

1- Tam huệ học.
--------------
Khi nghe thuyết pháp hay đọc kinh sách, có lúc ta chợt hiểu ra nhiều vấn đề mà xưa nay ta chừa hề chú ý, hoặc có lưu tâm nhưng mờ mịt không rõ căn nguyên. Như nhìn hoa nở rồi tàn, cảnh hợp rồi tan, người sinh rồi tử; cho đến thân ta nay mạnh mai đau, tâm ta cũng buồn vui thương ghét không chừng. Liên hệ đến lời Phật dạy về vô thường nơi thân-tâm-cảnh, ta thấy quả Đức Phật nói không sai chút nào. Đây là nhờ nghe mà tỉnh sáng (Văn huệ).

Suy gẫm về Lý vô thường, càng ngày ta càng thấm thía. Vô thường chi phối mọi sự vật hiện tượng, mọi giống loài ở cả ba thời, nên là chân lý vượt thời gian và không gian. Giở lại những tấm ảnh ngày xưa còn bé, so với gương mặt ta hiện giờ thật khác xa nhau lắm. Nhớ lại tâm trạng ta ngày mới ra trường, bằng cấp trong tay và tương lai rạng ngời trước mắt, ngỡ mình có thể ôm trọn cả thế giới…, bây giờ chỉ còn những lo toan trong cuộc sống thường nhật, những vết nhăn trên trán và hố thẳm trong tâm hồn. Có dịp dạo quanh một Tháp Chàm cổ kính, ta tự hỏi một vương triều hùng mạnh giờ đang ở đâu, lầu các nguy nga sao nay chỉ là bạt ngàn cỏ xanh ngăn ngắt? Càng có thời gian chiêm nghiệm, ta càng có khả năng giải thích nhiều thắc mắc về cuộc sống và con người. Nhà Phật gọi đó là Tư huệ, trí tuệ do suy tư mà có.

Nghe và suy nghĩ mà hiểu biết, chúng ta tiến đến Tu huệ. Quán chiếu thân-tâm-cảnh vốn vô thường, ta không tham cầu địa vị, tài sản cung phụng cho thân vì biết nó nay còn mai mất. Ta không buồn đau vì sự tráo trở của tình người, vì biết vọng tâm luôn biến đổi. Ta không bận lòng trước hoàn cảnh thuận nghịch, vì biết chúng chuyển biến theo tiến trình sanh-trụ-dị-diệt, thành-trụ-hoại-không. Nhờ tu tập, ta phân biệt được chánh-tà, thiện-ác, gắng tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Thân tâm chuyển hóa, dần dần ta trở thành người hiền thiện, góp phần Phật hóa gia đình và thanh tịnh hóa xã hội. Ta cảm nhận sự an lạc trong chánh pháp, phiền não tham-sân-si dần dần giảm thiểu.

Tam huệ học thuộc Trí hữu sư, trí tuệ do Thầy truyền dạy, nhờ Thầy mà phát triển. Nhà Phật gọi là Giác ngộ bậc hạ giúp người tu giảm thiểu phiền não, nhưng vẫn chưa ra khỏi sinh tử, nên được xem là hữu lậu (còn rơi rớt). Dù vậy, đây là những bước cơ bản, như nền móng của tòa nhà, như chân đế của tượng đài, như cội rễ của cây cối. Nếu nền cội không vững chắc, tòa nhà càng cao càng dễ sụp đổ, cây càng lớn càng dễ tróc gốc khi giông bão ập đến. Cho nên, Tam huệ học là nền tảng tối cần thiết cho mọi người con Phật trong những bước đầu tìm đến hương vị giải thoát.

2- Tam vô lậu học.
---------------
Mục tiêu tối hậu của người tu là Giác ngộ đưa đến giải thoát khỏi vòng kềm tỏa sinh tử luân hồi. Tam vô lậu học là con đường duy nhất giúp đạt được mục tiêu ấy. Giới-Định-Huệ không phải là ba giai đoạn công phu theo thứ tự trước sau (từ Giới sinh Định, từ Định phát Huệ) mà có sựliên hệ hỗ tương, đan xen vào nhau và nhân quả cho nhau.

Giới: Là những điều luật do Đức Phật chế ra nhằm ngăn ngừa tội lỗi trong hiện tại và tương lai. Giới được xem như hàng rào bảo vệ người tu khỏi sa vào hố sâu, là bức tường ngăn chặn sự tán tâm phóng dật, là bờ đê ngăn dòng nước lũ của ngũ dục, lục trần. Nhà Phật chia Giới làm hai loại:

a/ Biệt giới: Là những giới dành riêng cho từng đối tượng, tùy trình độ giới tính, xuất gia hay tại gia, như Ngũ giới, Thập thiện, Bát quan trai giới dành cho cư sĩ; Mười giới của Sa-di và Sa-di-ni, 250 giới của Tỳ-kheo và 348 giới của Tỳ-kheo-ni.

b/ Thông giới: Là giới Bồ-tát, thông dùng cho mọi người có tâm nguyện trên cầu Phật đạo dưới độ chúng sanh. Bồ-tát giới còn có tên là Vô tận tạng giới, vì khi thọ giới nầy, người tu phải phát tâm rộng lớn dũng mãnh, kiên cố và trường viễn, không chỉ trong một đời mà từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật. Còn gọi là Tâm địa giới, vì nhờ giữ giới nầy, người tu phát minh tâm địa là Phật tánh sẵn đủ của chính mình. Cũng gọi là Đại thừa giới vì chú trọng đến sự nghịêp hoằng hóa lợi sanh.

Với nghĩa tích cực, Giới không chỉ ngăn ngừa việc ác mà còn phát triển hạnh lành, tạo sự an lạc, hạnh phúc ngay hiện đời và về sau cho bản thân và xã hội. Đặc biệt hơn, Giới là điều kiện tối cần cho người tu trau dồi đạo đức, thăng hoa tâm linh, tiền đề của quả vị tối thượng. Mục đích của Giới không phải tạo một khuôn mẫu lý tưởng cứng nhắc, càng không phải là tiêu chuẩn so sánh mức độ tu hành, mà là phương tiện tối thắng đưa hành giả tiến theo lộ trình Giác ngộ - Giải thoát. Giới luật nhà Phật lập cước trên trí tuệ và từ bi. Có trí tuệ nên phân biệt rành rẽ thiện ác chánh tà, biết tránh làm những việc mình không muốn người khác làm cho mình, nên Giới được tuân giữ bằng ý thức tự nguyện tự chủ. Có từ bi vì biết chúng sanh bình đẳng ở tánh giác, nên có sự cảm thông, có tình thương rộng lớn với muôn loài muôn vật, không nỡ làm điều gì tổn hại đến người và vật. Nhờ nghiêm cẩn giữ giới, tâm hồn ta trở nên thanh cao, mọi đức hạnh và thiện pháp được trưởng dưỡng. Giới được xem là sinh mạng của đạo Phật, ngày nào giới luật không ai tuân thủ thì ngày ấy Phật pháp không còn tồn tại trên thế gian nầy.

Người tu chúng ta đều biết bài kệ sau:

Không làm mọi điều ác
Vâng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Là lời chư Phật dạy.

Hai câu đầu là nội dung của Giới. Câu thứ ba “Giữ tâm ý trong sạch” có hai ý nghĩa: Một là không nghĩ tưởng những điều xấu ác. Vì nghiệp phát sinh từ thân miệng ý, trong đó ý dẫn đầu, nên hành giả phải ngăn chặn ngay từ thời điểm mà tội lỗi chỉ mới tượng hình trong ý nghĩ. Thứ hai, thanh tịnh tâm ý là không để tâm tán loạn. Thường chúng ta mãi duyên theo trần cảnh bên ngoài, phân biệt phải quấy tốt xấu, lại cứ suy nghĩ lăng xăng việc mình việc người, hết nhớ về quá khứ đến tưởng tượng tương lai. Vì tán tâm nên ta không đủ sáng suốt, gặp việc hay mất bình tĩnh, nói năng hành động không hợp lý. Như cây đèn dầu không bóng đặt trước gió, ngọn lửa cứ chao qua lại, không soi tỏ vật gì. Nếu đèn có bóng, đặt ở nơi yên gió, ánh sáng sẽ chiếu soi mọi vật. Những pháp môn Phật dạy đều giúp tâm hành giả bớt tán loạn, dần dần trở nên thanh tịnh: Người tu Tịnh độ niệm Lục tự Di-Đà, Mật tông trì chú, Thiền Nguyên thủy giữ chánh niệm trên bốn lĩnh vực thân-thọ-tâm-pháp…, đều có mục đích đưa tâm từ đa niệm trở về nhất niệm. Tâm dừng hết mọi suy nghĩ vẩn vơ, ấy là Định - trạng thái tĩnh lặng mà Thiền sư Suzuki ví như: “mặt biển im phắc trong bóng đêm, không gợn sóng và phản chiếu sao trời”.

Khi tâm an định, Huệ phát sinh, như mặt hồ yên tĩnh, ánh trăng soi bóng sáng ngời. Trí tuệ nầy không từ bên ngoài mà được. Phát khởi khi vắng bặt mọi vọng tưởng đảo điên, tâm trở về trạng thái rỗng rang thanh tịnh. Trí tuệ có sẵn nơi mỗi chúng sanh, ở Phật không thêm nơi phàm phu chẳng bớt, nên gọi là Trí vô sư, như lời Đức Bổn sư tuyên bố: “Ta học đạo không thầy”.

Hành giả Tịnh độ niệm Phật đến giai đoạn “nhất tâm bất loạn” tức vô niệm, sẽ thấy Đức Phật A-Di-Đà, tức nhận ra tự tánh Vô lượng quang - Vô lượng thọ của chính mình. Hành giả Mật tông công phu đến “Tam mật tương ưng” sẽ được Đức Phật Đại Nhật thọ ký, tức mặt trời trí huệ của tự tâm. Thiền tông thì không duy trì trạng thái tịch lặng gọi là Si định, cũng không chủ trương từ Định mới có Huệ như một tiến trình nhân quả tiếp nối nhau. Từ thời Lục Tổ Huệ-Năng, tinh thần “Định-Huệ đồng thời” được xiển dương, tức Định tức Huệ. Huệ không phải là phát sinh nhờ Định, mà nằm ngay trong cái Biết từ những công việc thường ngày. Biết nhưng không khởi niệm là Định, Đinh mà vẫn thấy nghe hay biết là Huệ, Định Huệ không hai.

Thật ra, chỉ công phu miên mật đã bao gồm Tam vô lậu học: Hành giả trì danh niệm Phật, thân ngồi ngay ngắn, tay lần chuỗi, miệng niệm hồng danh A-Di-Đà Phật (Giới); ý luôn duyên theo lời niệm, không nghĩ chuyện gì khác (Định); tâm vẫn biết rõ ràng mọi việc chung quanh (Huệ). Hành giả tu Thiền Tứ niệm xứ, thân ngồi kiết già bắt ấn tam muội là Giới; tâm chuyên chú vào hơi thởi là Định; hơi thở ra vào dài ngắn đều tuệ tri là Huệ. Như người leo núi, tùy sức khỏe, khả năng, sở thích mà chọn cho mình một con đường thích hợp, nhưng đích đến cuối cùng chỉ có một đỉnh duy nhất. Hành giả tu Phật cũng thế, tùy căn cơ trình độ và duyên lành đối với vị Thầy Bổn sư mà hành trì theo pháp môn tương ứng, nhưng cứu cánh vẫn là Giác ngộ Phật tánh thường tịch thường tri và Giải thoát khỏi trầm luân sinh tử.

Một điều chúng ta cần lưu ý: Hành giả bước đầu giữ giới tức tránh ác làm thiện, nhờ giới giúp tịnh hóa thân tâm. Tiến thêm một bước, hướng về chân trời bao la của cảnh giới siêu vượt nhị biên, không nghĩ thiện không nghĩ ác. Nếu người giữ giới còn thấy mình là người giữ, có người là đối tượng và có giới luật để giữ, thì đã sa vào ngã chấp hay chấp vào tứ tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả - tinh thần của kinh Kim Cang), chướng ngại lớn trên đường tu. Ngài Huệ Năng chủ trương “Chỉ luận kiến tánh, không luận thiền định giải thoát” vì Thiền tông xem Giác ngộ là cứu cánh. Nếu không giác ngộ, hành giả dễ vướng mắc vào những giới mình đã giữ và những tầng thiền định mình đã chứng. Khi tâm dừng hết mọi vọng niệm, mọi nghĩ tưởng phân biệt, trải rộng và vắng lặng như hư không mà thường biết rõ ràng, hành giả thể nhập Tánh giác sẵn có nơi chính mình. Cái biết ấy không có hình tướng nên không đến đi trong sinh diệt, trải rộng thì khắp châu sa giới và thu gọn thì trên đầu hạt cải, như Luận Tối thượng thừa viết: “Ấy là Pháp thân thanh tịnh chân không, không hình không tướng, tròn đồng thái hư, nghiễm nhiên thường trụ. Tướng của Chân không là thật-tướng vô-tướng, trong lặng như thái hư; rộng thì pháp giới chẳng thể chứa, hẹp thì mảy lông không chỗ lập”.

Thiền sư Huyền Giác trong Chứng đạo ca có hai câu kệ:

Bất ly đương xứ thường trạm nhiên
Mích tức tri quân bất khả kiến.

Nghĩa:

Chẳng lìa đương xứ thường lặng yên
Vừa khởi tâm tìm anh chẳng thấy.

Tánh giác sẵn đủ hay Trí là cội nguồn chân thật của mọi chúng sanh, lặng lẽ mà thường biết ngay đương xứ (bấy giờ ở đây), không thể dùng ngôn ngữ diễn tả, không thể dùng ý thức biện biệt, càng không thể tìm cầu bên ngoài. Bằng trí tuệ vượt thường nầy, Đức Phật biết tường tận bản thể của mọi sự vật, từ vô thủy đến vô chung, nên những lời Ngài nói ra đều là chân lý tuyệt đối.

Khoa học ngày càng phát triển, nên người tu Phật cũng cần có kiến thức thế học mới phù hợp với xã hội hiện đại. Nhân minh là một trong năm khả năng mà người hành Bồ-tát hạnh phải trau dồi. Bên cạnh đó, kiến thức Phật học phải vững vàng để không đi lạc vào đường mê lỗi rẽ. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng bằng cấp, xem đó là mục đích tu hành, thì ta đã sa vào mớ bòng bong chữ nghĩa mà nhà Thiền gọi là “sắn bìm”. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, ba tạng kinh điển đồ sộ là ngón tay chỉ mặt trăng chân lý, là thuyền bè đưa người qua bể khổ sinh tử. Nếu cứ chăm chú vào ngón tay thì bao giờ thấy mặt trăng, cứ ngồi trên thuyền mà không chèo thì bao giờ đến bờ? Chấp phương tiện làm cứu cánh là sự lầm lẫn đáng tiếc của người tu chúng ta trong đời hiện đại, có khi vì bằng cấp mà sinh phiền não, tị hiềm, thậm chí oán trách Bổn sư, gây trở ngại trong tâm mình và ảnh hưởng không hay đến đại chúng; đường tu từ đó đi xuống mà không biết. Cho nên, người tu có không là học giả nhưng cần là - và phải là hành giả.

Nói tóm lại, chúng ta tu theo Đức Phật cần phát huy trí tuệ, cả Trí hữu sư và Trí vô sư. Giai đoạn đầu, ta học tập giáo lý, nghiên cứu kinh điển để biết rõ đường hướng tu hành, không lạc vào tà đạo; đồng thời, cần có kiến thức thế gian để chuẩn bị hành trang cho phận sự hoằng pháp lợi sanh sau nầy. Nhưng Trí hữu sư là kiến thức vay mượn từ bên ngoài, không phải của báu nhà mình, lại có tính hữu hạn tương đối, nên chỉ được xem là phương tiện hỗ trợ trong công phu. Chúng ta cần tiến thêm một bước, theo lộ trình Tam vô lậu học, trực nhận tánh giác bản lai, thể nhập chân tánh, phát khởi Trí vô sư. Đó mới là viên ngọc như ý của chính mình, không vay mượn ai cũng không ai vay mượn được, mới là sự nghiệp chung thân. Trí tuệ vô sư bừng sáng như mặt trời ra khỏi đám mây, xua tan bóng đêm vô minh từ bao đời kiếp, hành giả giác ngộ toàn triệt như Sa-môn Cồ-Đàm trong Đêm thành đạo. Giác ngộ trọn vẹn, hành giả thật sự giải thoát khỏi tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não, khỏi ba cõi sáu đường của ma trận sinh tử luân hội.

Đức Phật là Bậc Giác ngộ viên mãn, chư Tổ nối tiếp theo Ngài là những vị đã giác ngộ, chư Tăng ni - trưởng tử Như Lai là những người kế thừa sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp, thì Phật tử tại gia cũng không thể là những kẻ si mê. Dù chỉ như đốm lửa nhỏ hay ánh sáng đom đóm, chúng ta cũng phải làm phương tiện soi đường cho chính mình và cho người xung quanh đi theo dấu chân Đức Phật. Có phước duyên sâu dày được sống trong vòng giáo huấn của Ngài, chúng ta nên lựa chọn cho mình một pháp môn thích hợp và tinh tấn hành trì không gián đoạn. Khi nhận ra Phật tâm thường hằng hữu, phát khởi Trí vô sư, sống trọn vẹn bằng gia tài đồ sộ, ta mới thoát kiếp cùng tử lang thang trong luân hồi vô tận. Có như thế, ta mới không cô phụ bản hoài của chư Phật và không cô phụ tánh linh của chính mình.

Thích Thông Huệ
Thiền thất Viên Giác

Ngày Phật thành đạo, PL 2549
Sau năm năm học đạo cùng các vị tiên nhân và sáu năm khổ hạnh, Sa-môn Cồ-Đàm vẫn chưa tìm ra phương pháp thoát ly sinh tử. Ngài biết đạo không thể cầu bên ngoài, nên quyết định tự mình phăng tìm tận nguồn tâm của chính bản thân. Bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cây Tất-bát-la là thời gian Ngài quay về cội nguồn, soi sáng tận những ngõ ngách sâu kín của tự tâm. Và khi mọi vọng niệm bặt dứt, mọi lậu hoặc vi tế bị đoạn trừ, Ngài hoát nhiên đại ngộ vào đêm cuối cùng, khi sao Mai vừa mọc.

Một nhà bác học đã thừa nhận: “Điểm tận cùng của khoa học chỉ là mức khởi đầu của Phật giáo”. Đạo Phật là đạo trí tuệ, vì vị Giáo chủ đã tỏ ngộ chân lý tuyệt đối và giảng dạy cho đồ chúng những gì Ngài biết bằng trí tuệ siêu xuất của mình. Nền khoa học cách đây 25 thế kỷ vẫn còn sơ khai, con người chưa có kính hiển vi hay viễn vọng, cũng chưa có phi thuyền không gian, thế mà Đức Phật đã biết trong ly nước có vô số vi trùng, trong vũ trụ có hằng sa thế giới. Những lời dạy của Ngài về vũ trụ nhân sinh, cho đến nay vẫn là chân lý; và khoa học càng tiến bộ, càng chứng minh sự đúng đắn của mọi điều Ngài tuyên thuyết. Trí tuệ ấy do đâu mà có? - Chỉ do sức thiền định sâu xa, tự nơi mình mà nhận lấy. Trí huệ ấy cũng sẵn có trong tất cả chúng sanh, chỉ vì vô minh che lấp nên mãi chịu kiếp đọa đày trong trần lao sinh tử, như mặt trăng luôn hiện hữu trên trời không, vì mây phủ che nên trái đất bị bao trùm trong bóng tối.

Nhưng làm thế nào mà mây tan trăng hiện?

Nhà Phật phân biệt hai loại trí tuệ, như là kết quả của hai giai đoạn hành trì: Một là Trí hữu sư, kiến thức tích lũy qua quá trình nghe, suy tư và tu theo lời dạy của Thiện hữu tri thức (Văn-Tư-Tu huệ). Hai là Trí vô sư, trí tuệ tự mình phát khởi do nghiêm trì giới luật và tâm an định (Giới-Định-Huệ). Văn-Tư-Tu được gọi là Tam huệ học, Giới-Định-Huệ gọi là Tam vô lậu học.

1- Tam huệ học.
--------------
Khi nghe thuyết pháp hay đọc kinh sách, có lúc ta chợt hiểu ra nhiều vấn đề mà xưa nay ta chừa hề chú ý, hoặc có lưu tâm nhưng mờ mịt không rõ căn nguyên. Như nhìn hoa nở rồi tàn, cảnh hợp rồi tan, người sinh rồi tử; cho đến thân ta nay mạnh mai đau, tâm ta cũng buồn vui thương ghét không chừng. Liên hệ đến lời Phật dạy về vô thường nơi thân-tâm-cảnh, ta thấy quả Đức Phật nói không sai chút nào. Đây là nhờ nghe mà tỉnh sáng (Văn huệ).

Suy gẫm về Lý vô thường, càng ngày ta càng thấm thía. Vô thường chi phối mọi sự vật hiện tượng, mọi giống loài ở cả ba thời, nên là chân lý vượt thời gian và không gian. Giở lại những tấm ảnh ngày xưa còn bé, so với gương mặt ta hiện giờ thật khác xa nhau lắm. Nhớ lại tâm trạng ta ngày mới ra trường, bằng cấp trong tay và tương lai rạng ngời trước mắt, ngỡ mình có thể ôm trọn cả thế giới…, bây giờ chỉ còn những lo toan trong cuộc sống thường nhật, những vết nhăn trên trán và hố thẳm trong tâm hồn. Có dịp dạo quanh một Tháp Chàm cổ kính, ta tự hỏi một vương triều hùng mạnh giờ đang ở đâu, lầu các nguy nga sao nay chỉ là bạt ngàn cỏ xanh ngăn ngắt? Càng có thời gian chiêm nghiệm, ta càng có khả năng giải thích nhiều thắc mắc về cuộc sống và con người. Nhà Phật gọi đó là Tư huệ, trí tuệ do suy tư mà có.

Nghe và suy nghĩ mà hiểu biết, chúng ta tiến đến Tu huệ. Quán chiếu thân-tâm-cảnh vốn vô thường, ta không tham cầu địa vị, tài sản cung phụng cho thân vì biết nó nay còn mai mất. Ta không buồn đau vì sự tráo trở của tình người, vì biết vọng tâm luôn biến đổi. Ta không bận lòng trước hoàn cảnh thuận nghịch, vì biết chúng chuyển biến theo tiến trình sanh-trụ-dị-diệt, thành-trụ-hoại-không. Nhờ tu tập, ta phân biệt được chánh-tà, thiện-ác, gắng tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Thân tâm chuyển hóa, dần dần ta trở thành người hiền thiện, góp phần Phật hóa gia đình và thanh tịnh hóa xã hội. Ta cảm nhận sự an lạc trong chánh pháp, phiền não tham-sân-si dần dần giảm thiểu.

Tam huệ học thuộc Trí hữu sư, trí tuệ do Thầy truyền dạy, nhờ Thầy mà phát triển. Nhà Phật gọi là Giác ngộ bậc hạ giúp người tu giảm thiểu phiền não, nhưng vẫn chưa ra khỏi sinh tử, nên được xem là hữu lậu (còn rơi rớt). Dù vậy, đây là những bước cơ bản, như nền móng của tòa nhà, như chân đế của tượng đài, như cội rễ của cây cối. Nếu nền cội không vững chắc, tòa nhà càng cao càng dễ sụp đổ, cây càng lớn càng dễ tróc gốc khi giông bão ập đến. Cho nên, Tam huệ học là nền tảng tối cần thiết cho mọi người con Phật trong những bước đầu tìm đến hương vị giải thoát.

2- Tam vô lậu học.
---------------
Mục tiêu tối hậu của người tu là Giác ngộ đưa đến giải thoát khỏi vòng kềm tỏa sinh tử luân hồi. Tam vô lậu học là con đường duy nhất giúp đạt được mục tiêu ấy. Giới-Định-Huệ không phải là ba giai đoạn công phu theo thứ tự trước sau (từ Giới sinh Định, từ Định phát Huệ) mà có sựliên hệ hỗ tương, đan xen vào nhau và nhân quả cho nhau.

Giới: Là những điều luật do Đức Phật chế ra nhằm ngăn ngừa tội lỗi trong hiện tại và tương lai. Giới được xem như hàng rào bảo vệ người tu khỏi sa vào hố sâu, là bức tường ngăn chặn sự tán tâm phóng dật, là bờ đê ngăn dòng nước lũ của ngũ dục, lục trần. Nhà Phật chia Giới làm hai loại:

a/ Biệt giới: Là những giới dành riêng cho từng đối tượng, tùy trình độ giới tính, xuất gia hay tại gia, như Ngũ giới, Thập thiện, Bát quan trai giới dành cho cư sĩ; Mười giới của Sa-di và Sa-di-ni, 250 giới của Tỳ-kheo và 348 giới của Tỳ-kheo-ni.

b/ Thông giới: Là giới Bồ-tát, thông dùng cho mọi người có tâm nguyện trên cầu Phật đạo dưới độ chúng sanh. Bồ-tát giới còn có tên là Vô tận tạng giới, vì khi thọ giới nầy, người tu phải phát tâm rộng lớn dũng mãnh, kiên cố và trường viễn, không chỉ trong một đời mà từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật. Còn gọi là Tâm địa giới, vì nhờ giữ giới nầy, người tu phát minh tâm địa là Phật tánh sẵn đủ của chính mình. Cũng gọi là Đại thừa giới vì chú trọng đến sự nghịêp hoằng hóa lợi sanh.

Với nghĩa tích cực, Giới không chỉ ngăn ngừa việc ác mà còn phát triển hạnh lành, tạo sự an lạc, hạnh phúc ngay hiện đời và về sau cho bản thân và xã hội. Đặc biệt hơn, Giới là điều kiện tối cần cho người tu trau dồi đạo đức, thăng hoa tâm linh, tiền đề của quả vị tối thượng. Mục đích của Giới không phải tạo một khuôn mẫu lý tưởng cứng nhắc, càng không phải là tiêu chuẩn so sánh mức độ tu hành, mà là phương tiện tối thắng đưa hành giả tiến theo lộ trình Giác ngộ - Giải thoát. Giới luật nhà Phật lập cước trên trí tuệ và từ bi. Có trí tuệ nên phân biệt rành rẽ thiện ác chánh tà, biết tránh làm những việc mình không muốn người khác làm cho mình, nên Giới được tuân giữ bằng ý thức tự nguyện tự chủ. Có từ bi vì biết chúng sanh bình đẳng ở tánh giác, nên có sự cảm thông, có tình thương rộng lớn với muôn loài muôn vật, không nỡ làm điều gì tổn hại đến người và vật. Nhờ nghiêm cẩn giữ giới, tâm hồn ta trở nên thanh cao, mọi đức hạnh và thiện pháp được trưởng dưỡng. Giới được xem là sinh mạng của đạo Phật, ngày nào giới luật không ai tuân thủ thì ngày ấy Phật pháp không còn tồn tại trên thế gian nầy.

Người tu chúng ta đều biết bài kệ sau:

Không làm mọi điều ác
Vâng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Là lời chư Phật dạy.

Hai câu đầu là nội dung của Giới. Câu thứ ba “Giữ tâm ý trong sạch” có hai ý nghĩa: Một là không nghĩ tưởng những điều xấu ác. Vì nghiệp phát sinh từ thân miệng ý, trong đó ý dẫn đầu, nên hành giả phải ngăn chặn ngay từ thời điểm mà tội lỗi chỉ mới tượng hình trong ý nghĩ. Thứ hai, thanh tịnh tâm ý là không để tâm tán loạn. Thường chúng ta mãi duyên theo trần cảnh bên ngoài, phân biệt phải quấy tốt xấu, lại cứ suy nghĩ lăng xăng việc mình việc người, hết nhớ về quá khứ đến tưởng tượng tương lai. Vì tán tâm nên ta không đủ sáng suốt, gặp việc hay mất bình tĩnh, nói năng hành động không hợp lý. Như cây đèn dầu không bóng đặt trước gió, ngọn lửa cứ chao qua lại, không soi tỏ vật gì. Nếu đèn có bóng, đặt ở nơi yên gió, ánh sáng sẽ chiếu soi mọi vật. Những pháp môn Phật dạy đều giúp tâm hành giả bớt tán loạn, dần dần trở nên thanh tịnh: Người tu Tịnh độ niệm Lục tự Di-Đà, Mật tông trì chú, Thiền Nguyên thủy giữ chánh niệm trên bốn lĩnh vực thân-thọ-tâm-pháp…, đều có mục đích đưa tâm từ đa niệm trở về nhất niệm. Tâm dừng hết mọi suy nghĩ vẩn vơ, ấy là Định - trạng thái tĩnh lặng mà Thiền sư Suzuki ví như: “mặt biển im phắc trong bóng đêm, không gợn sóng và phản chiếu sao trời”.

Khi tâm an định, Huệ phát sinh, như mặt hồ yên tĩnh, ánh trăng soi bóng sáng ngời. Trí tuệ nầy không từ bên ngoài mà được. Phát khởi khi vắng bặt mọi vọng tưởng đảo điên, tâm trở về trạng thái rỗng rang thanh tịnh. Trí tuệ có sẵn nơi mỗi chúng sanh, ở Phật không thêm nơi phàm phu chẳng bớt, nên gọi là Trí vô sư, như lời Đức Bổn sư tuyên bố: “Ta học đạo không thầy”.

Hành giả Tịnh độ niệm Phật đến giai đoạn “nhất tâm bất loạn” tức vô niệm, sẽ thấy Đức Phật A-Di-Đà, tức nhận ra tự tánh Vô lượng quang - Vô lượng thọ của chính mình. Hành giả Mật tông công phu đến “Tam mật tương ưng” sẽ được Đức Phật Đại Nhật thọ ký, tức mặt trời trí huệ của tự tâm. Thiền tông thì không duy trì trạng thái tịch lặng gọi là Si định, cũng không chủ trương từ Định mới có Huệ như một tiến trình nhân quả tiếp nối nhau. Từ thời Lục Tổ Huệ-Năng, tinh thần “Định-Huệ đồng thời” được xiển dương, tức Định tức Huệ. Huệ không phải là phát sinh nhờ Định, mà nằm ngay trong cái Biết từ những công việc thường ngày. Biết nhưng không khởi niệm là Định, Đinh mà vẫn thấy nghe hay biết là Huệ, Định Huệ không hai.

Thật ra, chỉ công phu miên mật đã bao gồm Tam vô lậu học: Hành giả trì danh niệm Phật, thân ngồi ngay ngắn, tay lần chuỗi, miệng niệm hồng danh A-Di-Đà Phật (Giới); ý luôn duyên theo lời niệm, không nghĩ chuyện gì khác (Định); tâm vẫn biết rõ ràng mọi việc chung quanh (Huệ). Hành giả tu Thiền Tứ niệm xứ, thân ngồi kiết già bắt ấn tam muội là Giới; tâm chuyên chú vào hơi thởi là Định; hơi thở ra vào dài ngắn đều tuệ tri là Huệ. Như người leo núi, tùy sức khỏe, khả năng, sở thích mà chọn cho mình một con đường thích hợp, nhưng đích đến cuối cùng chỉ có một đỉnh duy nhất. Hành giả tu Phật cũng thế, tùy căn cơ trình độ và duyên lành đối với vị Thầy Bổn sư mà hành trì theo pháp môn tương ứng, nhưng cứu cánh vẫn là Giác ngộ Phật tánh thường tịch thường tri và Giải thoát khỏi trầm luân sinh tử.

Một điều chúng ta cần lưu ý: Hành giả bước đầu giữ giới tức tránh ác làm thiện, nhờ giới giúp tịnh hóa thân tâm. Tiến thêm một bước, hướng về chân trời bao la của cảnh giới siêu vượt nhị biên, không nghĩ thiện không nghĩ ác. Nếu người giữ giới còn thấy mình là người giữ, có người là đối tượng và có giới luật để giữ, thì đã sa vào ngã chấp hay chấp vào tứ tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả - tinh thần của kinh Kim Cang), chướng ngại lớn trên đường tu. Ngài Huệ Năng chủ trương “Chỉ luận kiến tánh, không luận thiền định giải thoát” vì Thiền tông xem Giác ngộ là cứu cánh. Nếu không giác ngộ, hành giả dễ vướng mắc vào những giới mình đã giữ và những tầng thiền định mình đã chứng. Khi tâm dừng hết mọi vọng niệm, mọi nghĩ tưởng phân biệt, trải rộng và vắng lặng như hư không mà thường biết rõ ràng, hành giả thể nhập Tánh giác sẵn có nơi chính mình. Cái biết ấy không có hình tướng nên không đến đi trong sinh diệt, trải rộng thì khắp châu sa giới và thu gọn thì trên đầu hạt cải, như Luận Tối thượng thừa viết: “Ấy là Pháp thân thanh tịnh chân không, không hình không tướng, tròn đồng thái hư, nghiễm nhiên thường trụ. Tướng của Chân không là thật-tướng vô-tướng, trong lặng như thái hư; rộng thì pháp giới chẳng thể chứa, hẹp thì mảy lông không chỗ lập”.

Thiền sư Huyền Giác trong Chứng đạo ca có hai câu kệ:

Bất ly đương xứ thường trạm nhiên
Mích tức tri quân bất khả kiến.

Nghĩa:

Chẳng lìa đương xứ thường lặng yên
Vừa khởi tâm tìm anh chẳng thấy.

Tánh giác sẵn đủ hay Trí là cội nguồn chân thật của mọi chúng sanh, lặng lẽ mà thường biết ngay đương xứ (bấy giờ ở đây), không thể dùng ngôn ngữ diễn tả, không thể dùng ý thức biện biệt, càng không thể tìm cầu bên ngoài. Bằng trí tuệ vượt thường nầy, Đức Phật biết tường tận bản thể của mọi sự vật, từ vô thủy đến vô chung, nên những lời Ngài nói ra đều là chân lý tuyệt đối.

Khoa học ngày càng phát triển, nên người tu Phật cũng cần có kiến thức thế học mới phù hợp với xã hội hiện đại. Nhân minh là một trong năm khả năng mà người hành Bồ-tát hạnh phải trau dồi. Bên cạnh đó, kiến thức Phật học phải vững vàng để không đi lạc vào đường mê lỗi rẽ. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng bằng cấp, xem đó là mục đích tu hành, thì ta đã sa vào mớ bòng bong chữ nghĩa mà nhà Thiền gọi là “sắn bìm”. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, ba tạng kinh điển đồ sộ là ngón tay chỉ mặt trăng chân lý, là thuyền bè đưa người qua bể khổ sinh tử. Nếu cứ chăm chú vào ngón tay thì bao giờ thấy mặt trăng, cứ ngồi trên thuyền mà không chèo thì bao giờ đến bờ? Chấp phương tiện làm cứu cánh là sự lầm lẫn đáng tiếc của người tu chúng ta trong đời hiện đại, có khi vì bằng cấp mà sinh phiền não, tị hiềm, thậm chí oán trách Bổn sư, gây trở ngại trong tâm mình và ảnh hưởng không hay đến đại chúng; đường tu từ đó đi xuống mà không biết. Cho nên, người tu có không là học giả nhưng cần là - và phải là hành giả.

Nói tóm lại, chúng ta tu theo Đức Phật cần phát huy trí tuệ, cả Trí hữu sư và Trí vô sư. Giai đoạn đầu, ta học tập giáo lý, nghiên cứu kinh điển để biết rõ đường hướng tu hành, không lạc vào tà đạo; đồng thời, cần có kiến thức thế gian để chuẩn bị hành trang cho phận sự hoằng pháp lợi sanh sau nầy. Nhưng Trí hữu sư là kiến thức vay mượn từ bên ngoài, không phải của báu nhà mình, lại có tính hữu hạn tương đối, nên chỉ được xem là phương tiện hỗ trợ trong công phu. Chúng ta cần tiến thêm một bước, theo lộ trình Tam vô lậu học, trực nhận tánh giác bản lai, thể nhập chân tánh, phát khởi Trí vô sư. Đó mới là viên ngọc như ý của chính mình, không vay mượn ai cũng không ai vay mượn được, mới là sự nghiệp chung thân. Trí tuệ vô sư bừng sáng như mặt trời ra khỏi đám mây, xua tan bóng đêm vô minh từ bao đời kiếp, hành giả giác ngộ toàn triệt như Sa-môn Cồ-Đàm trong Đêm thành đạo. Giác ngộ trọn vẹn, hành giả thật sự giải thoát khỏi tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não, khỏi ba cõi sáu đường của ma trận sinh tử luân hội.

Đức Phật là Bậc Giác ngộ viên mãn, chư Tổ nối tiếp theo Ngài là những vị đã giác ngộ, chư Tăng ni - trưởng tử Như Lai là những người kế thừa sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp, thì Phật tử tại gia cũng không thể là những kẻ si mê. Dù chỉ như đốm lửa nhỏ hay ánh sáng đom đóm, chúng ta cũng phải làm phương tiện soi đường cho chính mình và cho người xung quanh đi theo dấu chân Đức Phật. Có phước duyên sâu dày được sống trong vòng giáo huấn của Ngài, chúng ta nên lựa chọn cho mình một pháp môn thích hợp và tinh tấn hành trì không gián đoạn. Khi nhận ra Phật tâm thường hằng hữu, phát khởi Trí vô sư, sống trọn vẹn bằng gia tài đồ sộ, ta mới thoát kiếp cùng tử lang thang trong luân hồi vô tận. Có như thế, ta mới không cô phụ bản hoài của chư Phật và không cô phụ tánh linh của chính mình.

Thích Thông Huệ
Thiền thất Viên Giác

Ngày Phật thành đạo, PL 2549
· ·

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Không Hiểu Biết Thì Không Thể Thương Yêu


Không Hiểu Biết Thì Không Thể Thương Yêu

Vua Pasenadi đến thăm Phật một mình, không có hoàng hậu và công chúa đi theo. Vua cũng không đem theo vị văn quan hay võ quan nào. Ngài để xe và thị vệ ngoài cổng tu viện Jetavan và đi bộ vào một mình. Vua được Phật tiếp trước chiếc am lá của người. Sau khi an vị và trao đổi những lời thăm hỏi, vua hỏi Phật một cách trực tiếp:
- Sa môn Gotama, người ta thường ca ngợi ngài là Phật, là đã đạt tới quả vị giác ngộ cao nhất. Trẫm băn khoăn tự hỏi: tuổi của ngài còn nhỏ, năm tu của ngài cũng còn ít, thế mà tại sao ngài lại đạt tới thành quả đó được? Trẫm đã nghe nói đến những vị đạo cao đức trọng như Puruna Kassapa, như Makkhali Gosala, như Nigantha Nathaputta, như Sanjaya Belatthiputta ... những vị này là người người tu lâu năm, tuổi tác đều lớn, tại sao họ không tự nhận họ là bậc giác ngộ hoàn toàn? Lại còn những vị như Pakudha Kaccayana và Ajita Kesakambali nữa. Ngài có nghe nói đến những vị ấy không?
Phật ôn tồn:
- Đại vương, tôi có nghe nói tới các vị ấy và có vị tôi cũng đã từng được gặp. Đại vương, sự tỉnh thức không tùy thuộc vào tuổi tác, và năm tháng không quyết định được sự có mặt của giác ngộ. Đại vương, có những cái bé nhỏ mà ta không nên khinh thường: một vị vương tử bé, một con rắn con, một đốm lửa nhỏ và một nhà tu trẻ. Vị vương tử tuy bé nhưng cũng có vương tính của một đức vua như bệ hạ bậy giờ, một con rắn nhỏ có thể làm ta mất mạng trong chốc lát. Một đốm lửa hồng có thể làm thiêu rụi một khu rừng hay một thành phố lớn và một nhà tu trẻ có thể đạt tới quả vị giác ngộ hoàn toàn. Đại vương! Người khôn ngoan không bao giờ khinh thường một một vương tử bé, một con rắn nhỏ, một đốm lửa hồng và một nhà tu trẻ.
Vua Pasenadi nhìn Phật kinh ngạc. Người ngồi trước mặt vua đã nói với vua những điều trên một cách điềm đạm. Những điều Phật nói không hàm chứa một hào ly mặc cảm nào. Vua bắt đầu có đức tin nơi Phật. Vua hỏi Phật về điều mà vua còn thắc mắc và chưa giải quyết được xong xuôi:
- Sa môn Gotama, có người nói rằng ngài chủ trương không nên thương yêu, bởi vì càng thương nhiều thì càng lo lắng nhiều, càng thương nhiều thì càng sầu khổ nhiều, càng thương nhiều thì càng thất vọng nhiều. Trẫm nghĩ rằng điều đó có thể đúng, nhưng lòng trẫm vẫn không yên. Trẫm nghĩ nếu không có thương yêu thì cuộc đời sẽ khô khan và vô vị lắm. Xin ngài giải dùm những nghi nan ấy cho trẫm.
Phật nhìn vua:
- Đại vương, câu hỏi của ngài rất hay, và nhiều người sẽ được khai sáng nhờ câu hỏi này. Tiếng thương yêu có nhiều nghĩa, ta phải xét cho kỹ về bản chất của từng loại thương yêu. Cuộc đời cần đến đến sự thương yêu, nhưng không phải là thứ thương yêu dựa trên căn bản của dục vọng, của đam mê và vướng mắc, của phân biệt và kỳ thị. Đại vương, có một thứ tình thương mà cuộc đời rất cần đến, đó là lòng từ bi. Từ là maitri, còn bi là karuna.
Đại vương, tình thương mà người đời thường nói tới là tình thương giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa những người cùng trong họ hàng, cùng thân tộc, cùng giai cấp hoặc cùng quốc gia. Vì tình thương ấy còn dựa vào ý niệm "tôi" và "của tôi" cho nên bản chất của nó còn là sự vướng mắc và phân biệt.
Người ta chỉ muốn thương cha của mình, thương mẹ của mình, thương chồng của mình, thương vợ của mình, thương con của mình, thương cháu của mình, thương họ hàng của mình, thương đất nước của mình, cho nên người ta còn vướng mắc và phân biệt. Vướng mắc cho nên lo lắng về những bất trắc có thể xảy đến dù chúng chưa xảy đến, vướng mắc cho nên phải gánh chịu sầu đau và thất vọng mỗi khi có những bất trắc xảy đến.
Phân biệt cho nên có thái độ nghi kỵ, hờ hững và ghét bỏ đối với những người mình không thương. Vướng mắc và phân biệt đều là những nguyên nhân của khổ đau, khổ đau cho mình và cho người.
Đại vương, thứ tình thương mà muôn loài đang khao khát là lòng từ bi. Từ là thứ tình thương có thể đem đến an vui cho kẻ khác, bi là thứ tình thương có thể làm vơi đi những khổ đau của kẻ khác. Từ và bi là thứ tình thương không có điều kiện, không bắt buộc và không đòi hỏi bất cứ một sự đền đáp nào. Trong từ bi, người được thương không phải chỉ là cha ta, mẹ ta, vợ ta, chồng ta, con ta, huyết thống ta, giai cấp ta ... Kẻ được thương là tất cả mọi người và mọi loài.
Trong từ và bi không có sự phân biệt ta và không ta, của ta và của không của ta. Vì không phân biệt nên không có vướng mắc. Từ và Bi chỉ đem lại niềm vui và làm giảm đi nỗi khổ; Từ và Bi không gây lo lắng sầu khổ và thất vọng. Thiếu từ bi, cuộc đời sẽ khô khan, khổ đau và buồn chán như đại vương nói. Có từ bi, cuộc đời sẽ có an lạc, hạnh phúc và tươi vui. Đại vương, ngài là bậc nhân chủ cầm đầu của cả một nước, dân chúng vương quốc ngài sẽ được thấm nhuần ân đức ngài nếu ngài tu tập được tâm Từ và tâm Bi.
Vua cúi đầu suy nghĩ một lúc. Sau đó vua ngửng lên hỏi Phật:
- Trẫm có một gia đình để coi sóc, có một vương quốc phải chăm lo. Nếu trẫm không thương yêu gia đình của trẫm và dân chúng trong vương quốc của trẫm thì làm sao trẫm có thể coi sóc và chăm lo cho họ được? Xin Phật soi sáng điểm này cho trẫm.
- Cố nhiên là đại vương phải thương yêu gia đình hoàng gia và phải thương yêu dân chúng của vương quốc. Nhưng tình thương yêu của đại vương có thể vượt khỏi phạm vi gia đình và vương quốc. Đại vương thương yêu và chăm sóc cho các hoàng tử và công chúa. Điều đó không ngăn cản việc đại vương có thể thương yêu và chăm sóc cho tất cả những người trẻ khác trong vương quốc như là thương yêu và chăm sóc chính con trai và con gái của đại vương. Nếu đại vương làm được như vậy thì tình thương hạn hẹp trở thành tình thương rộng lớn, và đột nhiên tất cả những người trẻ tuổi trong vương quốc đều trở nên con trai và con gái của đại vương. Đó đích thực là tâm từ bi. Đây không phải là một điều quá lý tưởng. Đây là một điều con người có thể thực hiện được nhất là khi con người ấy có trong tay những phương tiện như đại vương. Nếu đại vương phát được nguyện lớn thì đại vương chắc chắn có thể làm được điều này.
- Nhưng còn những người trẻ tuổi trong các vương quốc khác?
- Không có gì ngăn cản đại vương thương yêu những người trẻ tuổi trong các vương quốc khác như con trai và con gái của ngài, dù những người này không nằm trong vùng cai trị của đại vương. Không phải vì thương yêu dân chúng của quốc gia mình mà mình không thể thương yêu dân chúng của các quốc gia khác.
- Thương yêu như thế nào? Họ có nằm dưới quyền cai trị của mình đâu?
Phật nhìn vua:
- Sự giàu mạnh và an ổn của một quốc gia không phải được tạo nên bởi sự nghèo hèn và loạn lạc của những quốc gia khác. Đại vương, nền hòa bình và thịnh vượng lâu dài của một quốc gia chỉ có thể được xây dựng trên sự hòa hiếu giữa các quốc gia và ý hướng về một nền thịnh vượng chung. Nếu đại vương thực sự muốn cho vương quốc Kosala có hòa bình và những người trai trẻ trong vương quốc không phải xông pha nơi lửa đạn thì đại vương cũng phải giữ gìn làm sao cho các vương quốc kế cận cũng có hòa bình và để những trai trẻ các xứ đó cũng khỏi phải xông pha trong vòng lửa đạn. Chính sách ngoại giao và kinh tế của đại vương phải thực sự đi theo con đường của tâm từ bi thì đại vương mới có thể làm được chuyện này. Như vậy trong khi đại vương thương yêu và chăm sóc cho quốc gia Kosala, đại vương cũng chăm sóc cho các vương quốc khác như Magadha, Sasi, Videha, Sakya và Koliya.
Đại vương, mới năm ngoái đây, sau khi về thăm gia đình và vương quốc Sakya, tôi và nhiều vị khất sĩ có tới du hóa ở Arannakutila, thuộc lãnh thổ của quý quốc, sát chân núi Hy Mã Lạp Sơn. Ở đó tôi đã suy nghiệm về một chính sách trị nước căn cứ trên nguyên tắc bất bạo động. Tôi thấy các vị quốc vương rất có thể cai trị nghiêm minh, đem lại an hòa và hạnh phúc của muôn dân mà không cần sử dụng đến những biện pháp bạo động như chinh phạt, xử tử, giam hãm, tù đày v.v... Tôi đã nói những điều này với phụ vương tôi, vua Suddhodana. Nhân tiện đây tôi cũng muốn xác định điều đó với đại vương. Làm nhà chính trị giỏi, đại vương có thể trị nước mà không cần đến những phương thức bạo động, nếu ngài biết un đúc và nuôi dưỡng Từ Bi.
Vua thốt lên:
- Thật là kỳ diệu! Thật là kỳ diệu! Chưa bao giờ trẫm được nghe những lời giáo huấn mới lạ và sâu sắc như thế! Ngài thật là một bậc tôn quý trên đời! Những điều Phật dạy, trẫm xin lĩnh giáo để về chiêm nghiệm, bởi vì trẫm biết những lời dạy ấy có những chiều sâu cần phải khám phá. Bây giờ trẫm xin hỏi ngài một câu hỏi thật đơn giản. Thói thường, thì tình thương của người đời bao giờ cũng ẩn chứa ý niệm phân biệt, và ít nhiều cũng mang tính chất đam mê và vướng mắc. Theo Phật thì thứ tình thương có thể gây nên lo lắng, sầu khổ, và thất vọng. Vậy nếu không thương như thế thì ta phải thương làm sao? Ví dụ như trẫm đây, trẫm phải thương con cái của trẫm như thế nào để tránh được những lo lắng, sầu khổ và thất vọng?
- Không ai cấm cản chúng ta thương yêu, nhưng ta phải biết quán sát để thấy được bản chất của tình thương chúng ta.Tình thương theo lẽ thì phải làm cho người được thương yêu có an lạc và hạnh phúc, nhưng nếu chỉ là đam mê, là ích kỷ, là ý chí chiếm hữu thì tình thương này không thực sự là tình thương, tình thương này không làm cho người được thương có an lạc và hạnh phúc. Trái lại nó làm cho kẻ kia cảm thấy tù túng, lệ thuộc, mất hết tự do, mất hết phẩm cách của một con người có tự do. Tình thương trong trường hợp này chỉ là một tù ngục. Nếu người được thương không có hạnh phúc, nếu người ấy không chấp nhận cái nhà tù của sự chiếm hữu thì tình thương kia sẽ dần dần biến thành sự ghét bỏ và hận thù.
Đại vương biết không, tại kinh đô Savatthi này cách đây chỉ có mười hôm, một chuyện thương tâm đã xảy ra chỉ vì tình thương không được thỏa mãn đã biến thành hận thù. Có một bà mẹ cảm thấy mất mát khi đứa con trai duy nhất của bà đem lòng thương yêu một cô thiếu nữ và sau đó cưới cô ấy về làm vợ. Bà mẹ kia thay vì thấy rằng mình có thêm một đứa con, lại cảm thấy rằng mình đã mất một đứa con, và cho rằng con trai mình đã phản bội tình thương của mình. Nghĩ như thế, hận thù nảy sinh trong tâm bà. Một hôm bà đã bỏ thuốc độc vào thức ăn, và cả con trai lẫn con dâu đều chết vì ngộ độc. Đại vương! Trong đạo lý giác ngộ, thương yêu phải đi đôi với hiểu biết, thương yêu chính là hiểu biết. Nếu không hiểu biết thì không thể thương yêu, vợ chồng không hiểu nhau thì không thể thương nhau, anh em không hiểu nhau thì không thể thương nhau. Muốn cho một người nào có hạnh phúc, mình phải tìm hiểu cho được những ước vọng và những khổ đau của chính người ấy. Hiểu được rồì mình mới có thể làm mọi cách để cho người ấy bớt khổ đau và có hạnh phúc. Như vậy mới gọi là tình thương chân thật, còn nếu mình chỉ muốn kẻ kia làm theo ý mình, và không biết gì đến những khổ đau và những nhu cầu chân thực của người ấy thì đó không phải là thương. Đó chỉ là ước muốn chiếm hữu hoặc ước muốn thỏa mãn ý nguyện của mình, cho dù đó là ý nguyện muốn cho người kia sung sướng.
Đại vương! Dân chúng trong vương quốc Kosala có những đau khổ và những ước vọng của họ. Nếu đại vương thực sự hiểu thấu những đau khổ và những ước vọng ấy thì đại vương sẽ thực sự thương yêu được họ. Các quan chức trong triều cũng có những đau khổ và những ước vọng của họ. Nếu đại vương thực sự thấu hiểu những đau khổ và ước vọng ấy, đại vương có thể làm cho họ sung sướng và họ sẽ suốt đời trung thành với đại vương. Hoàng hậu, các thái tử và công chúa, mỗi người đều cũng có những đau khổ và những ước vọng của mình; nếu đại vương thực sự thấu hiểu được những đau khổ và những ước vọng ấy, đại vương cũng sẽ làm cho họ sung sướng, và khi mọi người được sung sướng và an lạc thì chính đại vương cũng sẽ được sung sướng và an lạc. Đó là nghĩa thương yêu trong đạo lý tỉnh thức.
Vua Pasenadi cảm thấy xúc động. Chưa có một vị đạo sĩ hay một vị Bà la môn nào đã chiếu rọi ánh sáng vào các ngõ ngách tâm tư của vua và làm cho vua thấy hiểu được tâm mình một cách rõ ràng như thế. Vị sa môn, vua nghĩ là một bảo vật quý giá không lường của vương quốc, xứng đáng làm thầy của ta.
Vua cúi đầu suy nghĩ. Một lát sau, vua ngửng mặt nhìn Phật:
- Trẫm cảm ơn ngài đã soi sáng nhiều cho trẫm, nhưng còn một điều này nữa, trẫm còn thắc mắc. Ngài đã nói rằng tình thương có đam mê và vướng mắc thường có tác dụng gây khổ đau và thất vọng, trong khi thương theo đạo lý từ bi tuy không ích kỷ và không vụ lợi nhưng cũng vẫn đem lại khổ đau và thất vọng như thường. Trẫm cũng thương dân, nhưng mỗi khi thấy dân chịu khổ đau vì những thiên tai như bão tố lụt lội, dịch lệ ... thì trẫm vẫn cảm thấy khổ đau và thất vọng, mà trẫm nghĩ ngài cũng thế, mỗi khi thấy người khác khổ đau vì bệnh hoạn, chết chóc, ngài cũng không thể không khổ đau.
- Câu hỏi của đại vương rất hay; nhờ câu hỏi này mà ngài có thể hiểu sâu thêm về bản chất của từ bi. Trước hết, đại vương nên biết rằng những khổ đau do thứ tình thương có bản chất đam mê và vướng mắc đem lại thì nặng nề và to lớn gấp muôn vạn lần những khổ đau mà lòng từ bi đã làm phát khởi trong lòng ta. Kế đó, đại vương phải phân biệt hai loại khổ đau: một loại khổ đau hoàn toàn vô ích và chỉ có công dụng tàn phá cơ thể và tâm hồn người, một loại khổ đau nuôi dưỡng được lòng từ bi, ý thức trách nhiệm và đưa tới ý chí hành động diệt khổ. Thứ tình thương có bản chất đam mê và vướng mắc vì được nuôi dưỡng trong tham đắm và si mê nên chỉ có thể đem lại những phiền não khổ đau làm tàn phá con người, trong khi từ bi chỉ nuôi dưỡng xót thương cho hành động cứu khổ. Đại vương! sự xót thương rất cần cho con người. Đó là một niềm đau có ích. Không biết xót thương thì con người không thể là con người, vì vậy những khổ đau do lòng xót thương đem lại là những khổ đau cần thiết và có lợi lớn.
Sau nữa, đại vương nên biết là từ bi là hoa trái của sự hiểu biết. Tu tập theo đạo lý tỉnh thức là để chứng ngộ được thực tướng của sự sống. Thực tướng ấy là vô thường. Một vật đều vô thường, vô ngã vì vậy không vật nào là không có ngày phải tàn hoại. Thấy được tự tính vô thường của vạn vật, người tu có một cái nhìn điềm đạm và trầm tĩnh, vì vậy những vô thường xảy đến không làm xáo động được tâm mình. Cũng vì vậy niềm xót thương do lòng từ bi nuôi dưỡng không bao giờ có tính cách nặng nề và chua cay của những đau khổ thế tục. Trái lại, niềm xót thương này còn đem đến sức mạnh cho người tu đạo.bbĐại vương! Hôm nay đại vương đã nghe khái quát về đạo lý giải thoát. Một hôm khác, tôi sẽ giảng giải thêm cho đại vương về đạo lý này.
Với tâm hồn tràn đầy sự biết ơn, quốc vương Pasenadi đứng dậy từ tạ Phật. Vua tự nhủ là một ngày nào đó vua sẽ xin Phật nhận vua làm đệ tử. Vua biết hoàng hậu Mallika, thái tử Jeta và công chúa Vajiri đều đã có cảm tình sâu đậm với Phật, và vua nghĩ hôm nào cả gia đình hoàng gia sẽ đến xin quy y làm đệ tử cùng một lần. Vua cũng biết là gái mình, công chúa Kosaladevi, chánh hậu của quốc vương Bimbisala, cũng như chính quốc vương Bimbisara, em rể của mình, cũng đã từ lâu quy y Tam Bảo.
Chiều hôm ấy, hoàng hậu Mallika và công chúa Vajiri đột nhiên thấy vua trở nên rất ngọt nào và thầm lặng. Hoàng hậu và công chúa biết đó là hiệu quả của cuộc gặp gỡ giữa vua và Phật. Tuy nhiên cả hai đều không đả động tới việc này. Họ rất muốn vua kể lại cho họ nghe về cuộc gặp gỡ mà họ biết là rất kỳ thú ấy, nhưng cả hai người đều mặc nhiên đồng ý rằng họ phải đợi tới một dịp khác.

Đọc hiểu Bát nhã ba la mật đa tâm kinh



Đọc hiểu Bát nhã ba la mật đa tâm kinh
(do Đường Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch)

Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố tâm vô quái ngại; Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vô quái ngại cố vô hữu khủng bố; viễn ly điên đảo mộng tưởng;  cứu cánh niết bàn, vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.

Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha.
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.

Giải nghĩa câu chú.

Yết đế, Yết đế - Vượt qua vượt qua
Ba la Yết đế - Vượt qua bờ bên kia
Ba la tăng Yết đế - Vượt qua hoàn toàn
Bồ đề. Tát bà ha - Tuệ giác Thành tựu

Tôn giả LA HẦU LA

Tôn giả LA HẦU LA

(Rahula)
(Oai nghi tế hạnh bậc nhất tăng đoàn)
1.- CẬU BÉ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIAN:
Khi chưa xuất gia, Phật vốn là vị thái tử của thành Ca Tì La Vệ (Kapilavastu - Kapilavatthu). Thái tử đã cưới công chúa nước Câu Lị (Koliya) là Da Du Đà La (Yasodara) làm vợ. Thái tử và công chúa đồng tuổi. Năm mười chín tuổi, công chúa sinh hoàng tôn La Hầu La. Thái tử vui mừng lắm, nhưng không phải là niềm vui thông thường của người đời khi sinh con.
Nguyên vì trước đó, đã mấy lần thái tử xin phép phụ vương Tịnh Phạn (Suddhodana) đi xuất gia học đạo, đều không được chấp thuận, nhưng đức vua có hứa, nếu khi nào thái tử sinh được vương tôn thì ngài sẽ cho phép xuất gia. Bây giờ thì vương tôn La Hầu La đã ra đời, nguyện vọng xuất gia của thái tử chắc là thực hiện được; bởi vậy thái không vui mừng sao được!
Thái tử từ giã hoàng cung vào đêm Mồng Tám tháng Hai, bảy ngày sau khi La Hầu La chào đời. Đêm ấy, khi công chúa và La Hầu La đều đã ngủ say, thái tử nhìn hai mẹ con lần chót, rồi với ý chí cương quyết, chàng leo lên lưng ngựa trắng, rời khỏi hoàng thành đi xuất gia. Từ đó, La Hầu La phải sống những ngày thiếu vắng bàn tay nâng niu của người cha thương yêu độc nhất trên đời! Nhưng, thái tử đi xuất gia và rồi đã thành Phật; trước là thân phụ, bây giờ trở thành bậc đạo sư, dẫn dắt cho La Hầu La về sau chứng ngộ quả thánh. Đó mới chính là người cha cao cả nhất trên thế gian!
La Hầu La lớn dần trong sự yêu thương cùng cực của mẹ và ông bà nội. Câu lúc đó là vị vương tôn độc nhất, ngày ngày sống vô tư vô lự trong hoàng cung. Đến lúc bắt đầu có chút ít hiểu biết việc đời, cậu cũng cảm thấy thiếu vắng cha là điều đáng buồn, nhưng dù sao cậu vẫn còn có mẹ ở bên cạnh, và bà rất mực cưng chiều cậu. Bà chính là nguồn ánh sáng duy nhất của cậu, là niềm an ủi, là mái ấm chở che cho cậu. Trong khi đó, Da Du Đà La, từ ngày vắng bóng người chồng yêu quí, từ xuân sang hạ, đến thu rồi đông, một mình vò vỏ trong thâm cung vắng lặng, sống một ngày mà cảm thấy dài như cả năm, thì nguồn vui duy nhất của bà chính là La Hầu La! Hai mẹ con nương nhau mà sống qua năm tháng. Có người nói, Da Du Đà La là người đàn bà bạc mệnh, còn La Hầu La là cậu bé đáng thương, nhưng đó chỉ là nói theo thói thường ở đời mà thôi. Sự thực ở đây, dù có bạc mệnh hay đáng thương thì cũng chỉ là một thời gian ngắn. Hơn nữa, có hi sinh lớn thì chắc chắn sẽ có thu hoạch lớn. Mà quả vậy, về sau được Phật hóa độ, công chúa xuất gia tu tập và đã chứng ngộ. La Hầu La cũng vậy, đã theo Phật xuất gia và chứng quả thánh. Công chúa chẳng phải là người phụ nữ vinh hạnh nhất đời đấy ư?! La Hầu La chẳng phải là cậu bé hạnh phúc tột cùng đấy ư?!
Khi từ giã hoàng cung, thái tử cũng muốn ôm La Hầu La vào một lần chót, nhưng vì sợ làm kinh động công chúa, lỡ như nàng thức giấc làm cản trở sự ra đi thì sao; cho nên chỉ nhìn và thầm bảo: “Đợi khi ta thành đạo rồi, sẽ trở về thăm con!” Phật xem tất cả chúng sinh đều như La Hầu La. Phật đã đem tình thương cho tất cả chúng sinh, thì ở vào hoàn cảnh của La Hầu La, cậu lại càng dễ dàng nhận được tình thương của Phật. Cho nên chúng ta chớ bảo La Hầu La thiếu vắng phụ thân từ thuở ấu thơ là rất đáng thương, trái lại phải thấy rằng, cậu bé ấy được làm con của Phật, được nuôi nấng trong chiếc nôi trời đất đầy ắp tình thương cao rộng, quả thật là cậu bé hạnh phúc nhất thế gian!
2.- ĐỨA CON KHÔNG BIẾT MẶT CHA:
Năm thứ ba sau ngày thành đạo, Phật từ nước Ma Kiệt Đà (Magadha) ở phương Nam trở về thăm cố hương là thành Ca Tì La ở phương Bắc. Trên từ vua Tịnh Phạn xuống đến mọi người trong dòng họ Thích Ca đều ra ngoài cổng hoàng thành nghênh đón Phật; ngoại trừ hai người: Da Du Dà La và La Hầu La. Công chúa nhủ thầm: “Người đi xuất gia, mình vì Người mà cam chịu nỗi buồn đau vắng vẻ; Người ở ngoài mặc y phục bạc màu, trong cung mình cũng ăn mặc giống Người; nghe nói Người tu khổ hạnh, mổi ngày chỉ ăn một bữa, mình cũng vội vàng học tập làm theo hạnh ấy. Mình đối với Người chân thành như vậy, có gì sơ xuất đâu! Nếu Người còn nghĩ đến mình thì tự nhiên Người sẽ vào đây thăm mình ...”
Đã mười năm không thấy mặt, giờ đây Da Du Đà La không muốn gặp Phật trước mặt mọi người, nghĩ ra cũng phải. Dĩ nhiên là trong lòng công chúa giờ phút ấy, cũng giống như mọi người, rất nao nức mong được gặp Phật, nhưng vì lễ giáo, vì tự trọng, bà đành phải nhẫn nại. Bà leo lên một tầng lầu cao ở trong cung và đến ngồi bên cửa sổ. Từ đó nhìn xuống cổng hoàng cung, bà có thể thấy rõ được cảnh tượng mọi người nghênh đón Phật. Ngay lúc ấy, cậu bé mười tuổi La Hầu La chạy đến bên bà, nói:
- Mẹ ơi! Ba con đã về! Bà nội (Kiều Đàm Di) bảo con thưa với mẹ như vậy.
Cậu bé hãy còn ngây thơ, đâu biết được những nỗi niềm thầm kín của mẹ trong giờ phút ấy như thế nào! Cậu chỉ thấy hôm nay trông mẹ sao có vẻ nghiêm trang đến phát sợ! Tuy nhiên cậu biết dù thế nào mẹ vẫn thương cậu rất mực, cho nên lại nũng nịu hỏi:
- Mẹ ơi, xem kìa! Ngoài cổng đông người quá, trong đó thế nào chẳng có ba con. Ba con ra sao hở mẹ?
Câu hỏi hồn nhiên phát ra từ miệng đứa con thơ dại càng làm cho lòng bà thấy thương cảm muôn phần, nhưng tâm tình của người lớn, trẻ con làm sao hiểu được! Đột nhiên, một tay bà bế La Hầu La lên, một chỉ xuống cổng hoàng cung, đôi mắt rưng rưng, giọng nói run run, bà bảo La Hầu La: Con xem kìa, trong đoàn sa môn kia, người đi đầu có dáng vẻ trang nghiêm nhất là ba con đó!
Cậu bé mở to cả hai mắt để nhìn. Một giọt nước mắt vừa rơi khỏi khóe mắt bà, rớt trên đầu La Hầu La, bà vội nắm tay con dắt về phòng riêng ...
Mười năm xa cách! Mười năm biệt tăm biệt tích! Mười năm như mây khói, như chiêm bao! Đây là lần đầu tiên bà vừa được thoáng trông thấy Phật. Lòng bà lúc đó như mặt nước ao bị ném xuống một hòn đá, sóng gợn lao xao, không còn phẳng lặng được nữa. Quán sát và thấy rõ tâm ý của bà và sau khi đã đáp lễ mọi người, Phật dẫn Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên vào nội cung thăm bà. Cuộc trùng phùng giữa một người là đức Phật đại giác và một người là vị hoàng phi xinh đẹp, đã làm cho mọi người chú ý. Trong một phút yên lặng, với ánh mắt trang nghiêm và đầy từ bi, Phật nhìn Da Du Đà La vừa cảm thông, vừa thương xót; còn Da Du Đà La thì nhìn Phật như yêu thương, như hờn dỗi, tâm hồn bấn loạn, trăm mối ngổn ngang ... Rồi bà bật khóc, Phật yên lặng đứng nhìn, để yên cho bà khóc. Khi cơn xúc động dã dần dần lắng dịu, bà mới chợt nhận ra rằng, giữa Phật và bà giờ đây đã có một đường mương ngăn cách. Bà lại nghĩ, Phật là Phật, đâu có chuyện Phật sẽ dùng lời êm ái, dịu ngọt của một người chồng để an ủi mình như thuở xưa! Bà liền lau khô nước mắt, đỡ La Hầu La cùng quì xuống trước Phật. Bấy giờ Phật mới nói với bà, thật chậm rãi, rõ ràng từng tiếng một:
- Để cho nàng phải chịu bao nỗi buồn đau, đó là sự thiếu sót của ta; nhưng ta đã xứng đáng với tất cả chúng sinh, giờ đây ta đã thành tựu được bản nguyện từ vô số kiếp. Xin nàng hãy vì ta mà vui vẻ lên!
Phật lại nhìn La Hầu La, từ ái vỗ về:
- Thật chóng quá, con đã lớn thế này rồi!
Phật có vẻ như thờ ơ, mà cũng có vẻ như rất dồi dào tình cảm. Lời nói của Phật, thái độ của Phật, đã làm cho hai vị tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên thật cảm động, tưởng chừng có thể khóc lên được. Còn cậu bé La Hầu La thì đang lúng ta lúng túng, chẳng biết kêu phụ thân mình bằng gì. Kêu là ba ư? Trông người nghiêm trang như ông thần, tiếng “ba” không thể lọt ra khỏi miệng được! Kêu là Phật ư? Chẳng biết có nên kêu như thế không! Nhưng La Hầu La quả thật thông minh, nhìn thấy có quá đông các vị sa môn theo chân Phật, cậu hiểu ra rằng, Phật bây giờ không phải là người cha riêng của một mình mình, mà là đấng cha lành chung của tất cả mọi người! Một cậu bé mười tuổi mà có sự thấy biết như vậy thì quả thật không phải là một cậu bé tầm thường, mà đã sẵn có nhiều căn lành.
3.- CHÚ SA DI ĐẦU TIÊN:
Trong thời gian Phật và tăng chúng ở lại hoàng cung, nơi đây tạm thời trở thành một tăng viện. Không khí hoàn toàn nghiêm tịnh, không có cung nga mĩ nữ, không có đàn ca múa hát, không có yến tiệc rượu chè, nhưng Phật đã không ở lại đây lâu, vì sợ rằng, nếu ở lại đây lâu, không khí hoàng cung sẽ ảnh hưởng đến nếp sống thiểu dục của tăng đoàn, rất dễ làm cho tăng chúng mất chánh niệm. Cho nên chỉ vài ngày sau, Phật đưa tăng chúng ra trú tại công viên Ni Câu Đà (Nyagrodha - Nigroda), ở ngoại ô thành Ca Tì La. Tuy trú tại vường Ni Câu Đà nhưng Phật vẫn thường vào hoàng thành để khất thực và bố giáo. Cậu bé La Hầu La dần dà cũng quen đi, không còn cái dáng vẻ sợ sệt nữa; có lúc đã nói với Phật một cách ngây thơ thật dễ thương:
- Bạch Phật! Con rất thích được ở chung hoài với Phật!
Câu nói ấy đã tỏ rõ được tình phụ tử thiêng liêng. Nếu không thì dễ gì mới thấy nhau trong thời gian ngắn mà đã khiến một đứa bé thốt được lời lẽ như vậy. Đức Phật cũng từ ái trả lời:
- Ừ! Con ạ, rồi cũng có ngày ta cho con được ở hoài bên cạnh ta. Quả vậy, sau đó không lâu, La Hầu La đã được xuất gia theo Phật. Nguyên vì, Da Du Đà La vẫn một lòng tưởng nhớ Phật, nên thường tập cho La Hầu La dạn dĩ, hoạt bát; rồi một hôm bà bảo:
- Con hãy theo cha con mà xin gia tài! Cha con có thứ tài sản quí báu mà cả mẹ con mình chưa bao giờ trông thấy.
Trưa hôm ấy, Phật và chư tăng vào thành khất thực xong, lúc đang trên đường trở về vườn Ni Câu Đà thì La Hầu La chạy theo sau Phật, thỏ thẻ:
- Phật ơi! Xin cho con gia tài của Phật đi!
Da Du Đà La nhìn theo bóng dáng đứa con yêu thương duy nhất đang theo chân Phật khuất dần, rồi nghĩ đến việc La Hầu La có thể sắp xuất gia, lòng bà bỗng quặn thắt, nước mắt tuôn trào ...
Mà thật vậy, sau khi về đến vườn Ni Câu Đà, Phật bảo tôn giả Xá Lợi Phất:
- Cháu La Hầu La đang theo tôi xin tài sản. Tôi không muốn cho cháu thứ tài sản cũng như hạnh phúc tạm bợ, mà phải là thứ tài sản quí báu và hạnh phúc chân thật. Này Xá Lợi Phất! Tôi nhờ thầy thu nhận cho cháu xuất gia. Cháu sẽ là chú tiểu đầu tiên của giáo đoàn!
Phật nhờ tôn giả Mục Kiền Liên xuống tóc cho La Hầu La, rồi bảo cậu lạy tôn giả Xá Lợi Phất làm thầy truyền giới. La Hầu La trở thành chú sa di đầu tiên trong giáo đoàn của đức Phật. La Hầu La chính là hoài bão của công chúa Da Du Đà La, nhưng khi quyết định cho cậu xuất gia, đức Phật cũng đã có dụng ý rồi. Nguyên vì, La Hầu La đã ra đời khi Phật còn là thái tử. Sau đó Ngài đã xuất gia, và giờ đây đã thành đạo, thì ngôi vua của bộ tộc Thích Ca sau này tất sẽ do La Hầu La kế thế, nhưng theo chủ trương của Ngài, một cậu bé tuổi còn quá nhỏ như La Hầu La thì không thể làm chủ thiên hạ được. Cho nên nhân cơ hội này, Ngài bèn phương tiện để cho cậu xuất gia. Biết La Hầu La đã xuất gia rồi, Da Du Đà La buồn lắm! Nhưng sự việc đã như vậy rồi, bà đâu biết làm gì hơn. Vua Tịnh Phạn thấy bà buồn thì rất thương xót; hơn nữa, chính nhà vua cũng buồn nhớ cháu nội vô cùng, cho nên ngài đã thân hành đi thăm Phật và tỏ bày ý kiến của mình:
- Bạch Thế Tôn! Xin hãy lập qui chế hẳn hòi, từ nay về sau, các trẻ em muốn xuất gia thì phải được phép của phụ huynh trước đã.
Phật thấy ý kiến đó hợp lí, nên đã hoan hỉ chấp thuận.
Về phần Da Du Đà La, sau khi chồng đã ra đi tìm đạo, thì La Hầu La là niềm vui là và niềm hi vọng duy nhất của bà. Bây giờ đến lượt La Hầu La cũng đi tu nốt thì mọi thứ trên cõi đời đối với bà còn có nghĩa gì! Lòng bà trở nên nguội lạnh, mất hết niềm vui. Bởi vậy sau này, khi thái hậu Kiều Đàm Di được Phật cho phép xuất gia và thành lập tăng chúng tì kheo ni, bà cũng đã cùng với những phụ nữ khác trong dòng họ Thích Ca, đến Tì Xá Li (Vaisali - Vesali) để xin xuống tóc xuất gia. Những ngày đầu bà vẫn không cảm thấy phấn khởi với nếp sống mới trong giáo đoàn, nhưng nhờ Phật hết lòng giáo hóa, chẳng mấy chốc bà chứng ngộ đạo quả, lấy lại niềm vui, sống tràn đầy an lạc trong chánh pháp. Bà vô cùng hoan hỉ và cảm kích ân đức sâu xa của Phật. Phật cũng rất hoan hỉ đã hoàn thành trách nhiệm thiêng liêng đối với bà.
4.- TUỔI TRẺ NGHỊCH NGỢM:
Từ khi La Hầu La xuất gia thì tăng đoàn thiết lập thêm chế độ sa di.
La Hầu La tuy đã xuất gia, nhưng bảo chú phải tu tập nghiêm túc như người lớn thì thật là khó! Một chú bé còn nhỏ tuổi như La Hầu La, hàng ngày phải sống gò bó trong tăng đoàn, nếu là do ý muốn thì không có gì để nói, nhưng nếu vì do hoàn cảnh bắt buộc thì trong tâm lí thế nào cũng nảy sinh nhiều biến chứng khó mà lường được. La Hầu La xuất gia nhưng đã không cảm thấy có gì vui vẻ trong đời sống tăng đoàn, có điều là chú không dám nói ra những cảm nghĩ khó chịu của mình mà thôi. Thường thì trẻ em dưới mười lăm tuổi, đối với những lời chỉ bảo của người lớn, chỉ biết một điều vâng hai điều dạ mà thôi; nhưng một khi đã qua khỏi tuổi mười lăm rồi thì tự nhiên chúng biết bất mãn, biết phản ứng lại những gì không bằng lòng. Chẳng biết La Hầu La có trải qua cái giai đoạn tâm lí đó không, chỉ biết rằng, khoảng mười bảy, mười tám tuổi, tính tình của chú thật ôn nhu, làm việc rất chăm chỉ, nhưng lại thích đùa nghịch như con nít, nhất là thường dối gạt người làm trò vui.
Lúc đó chú đang ở tại rừng Ôn Tuyền (Amrayastika - Ambalatthika), ngoại ô thành Vương Xá (Rajagrha - Rajagaha). Có rất nhiều các vị quan viên, trưởng giả, cư sĩ thường đến tìm thăm Phật. Gặp chú, họ hỏi thăm Phật hiện ngự ở đâu, thì thế nào chú chú cũng nghĩ cách để trêu ghẹo. Nếu Phật đang ngự tại Trúc Lâm (Venuvana - Veluvana) thì chú bảo Ngài đang ở Linh Thứu (Grdhrakuta - Gijihakuta); nếu Phật đang ngự tại Linh Thứu thì chú lại bảo là Ngài đang ở Trúc Lâm! Nên biết rằng, Trúc Lâm và Linh Thứu cách xa nhau hơn hai dặm đường. Sự nghịch phá của chú đã bắt người ta phải đi lại mệt nhọc mà lại không được tham kiến Phật! Như thế mà chú đã chịu tha cho người ta đâu! Khi người ta thất vọng trở về, chú còn vừa cười vừa hỏi:
- Sao? Quí vị đã bái kiến đức Thế Tôn chưa?
- Thưa chú, xin chú đừng trêu chọc chúng tôi nữa!
- Ai dám trêu chọc quí vị, chẳng qua là tôi lo cho quí vị mà thôi.
Rõ ràng là La Hầu La vừa nghịch ngợm, vừa bướng bỉnh, không bao giờ chịu nhận lầm lỗi của mình.
Thế thường, con cái của những gia đình giàu có thường hay cậy thế lực, địa vị của cha mẹ mà làm nhiều điều tác tệ. Trường hợp của La Hầu La xuất thân là cháu vua, con Phật, tuy được xuất gia và sống trong một tăng đoàn bình đẳng, nhưng vì vẫn còn bé bỏng, chú vẫn được người lớn hết mực cưng chiều. Cho nên, có thể nói rằng, cái tính ưa nghịch phá của chú, một phần vì bị ảnh hưởng của cái tập khí cao ngạo sẵn có, một phần vì ỷ lại sự cưng chiều của người lớn. Một hai lần đầu, người ta còn chưa biết nhưng quá nhiều lần thì không ai là không biết cái tính thích dối gạt người làm trò vui của chú tiểu La Hầu La nữa, và tiếng đồn về chú đã đến tai Phật. Là một người cha hiền, và là một bậc thầy nghiêm nghị, Phật đã rất phiền lòng khi nghe được những lỗi lầm ấy của La Hầu La. Phật muốn đích thân dạy dỗ chú, nên một hôm Ngài đã một mình đi đến rừng Ôn Tuyền.
5.- SỰ RĂN DẠY NGHIÊM KHẮC CỦA PHẬT:
Hôm ấy Phật sang đến rừng Ôn Tuyền với dáng vẻ thật uy nghiêm. Thật là hoàn toàn bất ngờ đối với La Hầu La! Chú vội vàng chỉnh đốn y áo và nghinh đón Phật thật cung kính. Đợi Phật an tọa xong, chú đi lấy nước rửa chân cho Phật. Ngài vẫn không nói năng gì. Mãi đến khi rửa chân xong, Phật mới chỉ chậu nước dơ mà hỏi chú:
- Này La Hầu La! Nước trong chậu này có thể uống được không?
- Bạch Thế Tôn! Nước đó đã rửa chân, dơ lắm, không thể uống được.
- Con cũng giống như nước trong chậu vậy! Nước vốn trong sạch, nhưng sau khi rửa chân thì thì trở nên dơ bẩn. Con vốn là một vị vương tôn, đã từ bỏ những vinh hoa phú quí tạm bợ của thế gian để xuất gia tu hành. Tuy chưa là một vị tì kheo, nhưng con cũng đã thọ giới sa di. Vậy mà con đã không siêng năng tu tập, không làm trong sạch thân tâm, nói năng không thận trọng, suốt ngày chỉ biết dối gạt để trêu ghẹo người. Trong tâm con hiện giờ đầy dẫy những cáu bẩn của tam độc, có khác gì chậu nước trong sạch vừa trở thành dơ bẩn kia đâu! Từ trước đến giơ Phật chưa bao giờ nói điều gì với người đối diện bằng vẻ mặt nghiêm nghị như vậy. La Hầu La một mực cúi đầu đứng im chứ không dám ngước lên nhìn Phật. Đến khi Phật bảo bưng chậu nước dơ đem đổ đi, chú mới dám di động thân hình. Khi chú mang chậu không vào, Phật lại hỏi:
- La Hầu La! Con có thể dùng cái chậu này để đựng cơm ăn được không?
- Bạch Thế Tôn! Trong lòng chậu cáu bẩn còn dính đầy, không thể đựng thức ăn được.
- Con cũng giống như cái chậu ấy vậy. Tuy đã là người xuất gia, nhưng con không tu tập giới định tuệ, không gột sạch thân miệng ý, tâm niệm đã chứa đầy cáu bẩn thì còn chỗ đâu để chứa các thức ăn đạo lí!
Phật lại đưa chân đá nhẹ cho cái chậu lăn đi, rồi hỏi:
- La Hầu La! Con có sợ cái chậu này bị bể không?
- Bạch Thế Tôn, không! Cái chậu rửa chân chỉ là một đồ vật xấu, dù có bị bể cũng không đáng quan tâm.
- Con không mến tiếc cái chậu, mọi người cũng không mến tiếc con như vậy. Tuy đã xuất gia, nhưng con không gìn giữ oai nghi, chỉ ham dối trá đùa cợt, thì kết quả sẽ đưa lại là chẳng ai thương mến bảo bọc con, đường giác ngộ thật xa vời, cho đến lúc chết con vẫn chìm trong mê ám!
La Hầu La toàn thân chảy mồ hôi hột! Chú thấy hổ thẹn vô cùng. Chú tự hứa là từ nay về sau sẽ nổ lực sửa đổi tâm tính cho thật tốt. Đức Phật lại cho chú nghe một ví dụ:
- Ngày xưa, một quốc gia nọ có nuôi một con voi lớn, rất dũng mãnh, thiện chiến. Mỗi khi nhà vua điều binh lâm trận thì người ta mặc áo giáp cho nó, gắn xà mâu vào cặp ngà của nó, giắt kiếm vào bên tai, cột dao bén vào bốn chân, và buộc thêm một cây gậy sắt vào đuôi nó nữa. Tuy được trang bị nhiều vũ khí như vậy, nhưng mỗi khi giao chiến với quân địch, nó đều lo giấu cái vòi cho thật kín; vì đó là chỗ nhược của nó, nếu bị trúng tên thì chết ngay. Muốn bảo vệ mạng sống, bằng mọi cách nó phải bảo vệ cái vòi. La Hầu La! Giống như con voi kia thận trọng bảo vệ cái vòi của nó, con cũng phải thận trọng giữ gìn lời nói của con. Nếu con cứ tiếp tục cái thói dối gạt đùa cợt thì nhất định sẽ giống như con voi kia để cho cái vòi của nó bị trúng tên. Huệ mạng của con sẽ tiêu mất. Mọi người sẽ xa lánh, các bậc thiện trí sẽ không ngó ngàng tới con, đến lúc chết lại phải chịu khổ trong ba đường dữ! Đức Phật đã tận tình tận lí, vừa thiết tha vừa nghiêm khắc mà răn dạy La Hầu La. Mỗi lời mỗi tiếng của Ngài đều in sâu vào tâm khảm chú. Chú phát nguyện từ này sẽ tận lực đổi mới thân tâm mình. Cũng giống như thóc lúa, dù chúng ta đem bỏ vào máy xay thành gạo, nhưng hạt gạo vẫn còn chút ít cám bám chung quanh, phải dùng nước vo sạch thì gạo trắng mới hoàn toàn là gạo trắng. La Hầu La tuy có căn lành và xuất thân từ dòng giống cao quí, nhưng phải nhờ nước cam lồ của Phật để gột rửa một phen thì mới trở nên thanh tịnh. Từ đó, chú La Hầu La quả thật đã trở thành một con người mới.
6.- SA DI ĐƯỌC PHÉP Ở CHUNG PHÒNG VỚI TÌ KHEO:
Khi đức Phật ngự tại tu viện Cù Sư La (Ghosilarama - Ghositarama), có tôn giả Xá Lợi Phất cùng ở bên cạnh. La Hầu La mỗi buổi sáng phải quét dọn sân vườn sạch sẽ rồi mới vào học tập, Vì vườn rất rộng, nên công việc của chú thường phải mất rất nhiều thì giờ. Một hôm, sau khi quét dọn xong, chú theo đại chúng nghe Phật giảng pháp. Đến chiều tối chú trở về phòng thì thấy phòng mình đã bị đại đức tri sự cấp cho một vị khách tăng trú ngụ, tất cả y bát và tọa cụ của chú đều bị bỏ cả ra ngoài.
Nội qui của tăng đoàn có qui định mỗi người ở một phòng. Bây giờ phòng mình bị chiếm thì biết làm sao? Phần vì chú còn là sa di, đối với chư vị ti kheo phải tuyệt đối kính trọng; phần khác, chú lại cần tu tập hạnh nhẫn nhục mà đức Thế Tôn đã từng dạy bảo; cho nên chú đã không dám vào hỏi thẳng vị khách tăng kia vì sao lại chiếm phòng của chú, đành cứ đứng lớ ngớ ở ngoài hiên, chưa biết phải xử trí ra sao. Ngay lúc đó, bỗng nhiên mây đen vần vũ đầy trời, rồi mưa tuôn xối xả. Không còn chỗ nào để trú ẩn, chú liền chạy vào nhà xí thật hôi hám, nhưng chú đành phải ngồi trong đó chứ không còn cách nào khác! Trong một phút một giây, chú thoáng cảm nhận cái nỗi hiu quạnh của một kẻ không có nhà cửa để trở về! Nhưng rồi chú đã thản nhiên thiền tọa ngay trong nhà xí ấy. Chú cố vận dụng lời Phật dạy để giữ tâm ý an tịnh, dù phải trải qua những hoàn cảnh khó khăn hay phải trực diện với những thực tế phủ phàng như thế nào. Sự tu tập của chú lúc này quả có tiến bộ rõ rệt. Trong khi chú thiền tọa trong nhà xí thì ngoài trời mưa càng lúc càng dữ dội. Những nơi đất thấp đều bị nước ngập. Một hang rắn ở gần nhà xí bị ngập nước, một con rắn đen ở trong đó chui ra và bò dần vào nhà xí. Đó là loại rắn độc nhiệt đới, cực kì nguy hiểm. Tính mạng của chú đang bị đe dọa, nhưng chú hoàn toàn không hay biết gì! Đức Phật đang tĩnh tọa trong tịnh thất, ngay lúc ấy bỗng nhớ tới La Hầu La. Bằng thiên nhãn, Ngài quán sát thấy được mối nguy hiểm của chú đã gần kề, bèn tức khắc đến ngay nhà xí ấy. Ngài đằng hắng một tiếng. Bên trong có tiếng đằng hắng đáp lại. Phật hỏi:
- Ai ở trong đó?
- Dạ, con là La Hầu La.
- Con hãy ra ngay, ta có chuyện cần nói!
La Hầu La đã nhận ra, đúng là giọng nói của Phật. Thật là ngoài sức tưởng của chú! Chú liền ra khỏi nhà xí, và như quên hết mọi chuyện, chú bất giác ôm chầm lấy Phật, nước mắt chảy đầm đìa ... Dù sao chú vẫn con bé bỏng, cho nên đã không thể kềm chế tình cảm được trong hoàn cảnh này. Phật hỏi chú vì sao phải ngồi trong nhà xí, chú đem mọi việc vừa qua trình lên cặn kẽ. Phật cho phép chú được về tịnh thất của Ngài ở tạm qua đêm. Chú vui mừng không kể xiết, như vừa từ địa ngục bước lên thiên đường! Những chú bé còn nhỏ tuổi mà đã sớm từ bỏ gia đình để vào sống với tăng đoàn, đúng ra là phải hưởng được sự chăm sóc chu đáo của quí thầy; bởi vậy, Phật đã ra huấn thị, cho phép các chú sa di từ nay được ở chung phòng với quí thầy trong hai đêm. Những việc nhỏ như vậy đức Phật cũng quan tâm đến, cho thấy tình thương của Ngài đối với các chú sa di là như thế nào!
Xưa nay quí thầy khi thu nạp đệ tử thì phải chịu trách nhiệm dạy dỗ đệ tử của mình. Tôn giả Xá Lợi Phất là thầy của La Hầu La, nhưng vì thường bận giúp Phật đi ra ngoài hoằng hóa, nên tôn giả đã không thường xuyên chăm sóc đến chú được. Từ khi sự việc trên xảy ra, tôn giả đã cho chú luôn luôn theo ở bên cạnh mình.
7.- ĐỨC NHẪN NHỤC:
Sau lần bị Phật quở trách nặng nề về tội dối gạt, và từ khi được luôn sống kề cận bên thầy để được thường xuyên dạy dỗ. La Hầu La đã tiến bộ rất nhanh trong công phu tu tập. Bất cứ buổi pháp thoại nào của Phật, tôn giả Xá Lợi Phất cũng dẫn chú theo dự thính. Tôn giả thiền tọa chỗ nào cũng có chú ngồi bên cạnh. Tôn giả đi hoằng pháp nơi đâu cũng đem theo chú theo để chú học tập những kinh nghiệm độ sinh. Mỗi buổi sáng đi khất thực, chú đều theo sau thầy ... Bởi vậy, thuở ấy trong tăng đoàn đã có lời xưng tán rằng, tôn giả Xá Lợi Phất là đức Phật thứ hai, và là bậc ân sư tốt nhất của La Hầu La!
Một hôm chú theo thầy vào thành Vương Xá khất thực. Giữa đường gặp phải một anh chàng du côn. Hắn bỏ cát vào bát của tôn giả và dùng gậy đánh lên đầu chú, gây thương tích, máu nhỏ xuống áo từng giọt. Đã thế hắn còn chửi:
- Mấy lão sa môn kia chỉ biết đi xin ăn để sinh sống, miệng thì nói toàn những từ bi, nhẫn nhục, vậy ta đánh lỗ đầu chúng bây, để thử coi chúng bây làm gì được ta! Lúc này La Hầu La đã mười bảy, mười tám tuổi. Ở cái tuổi thanh niên ấy mà gặp những trường hợp như thế này thì không thể chịu được. Sự căm giận của chú đã hiện rõ trên nét mặt. Tôn giả thấy thế liền dạy rằng:
- La Hầu La! Đã là học trò của Phật thì ta phải học tập đức tính nhẫn nhục, trong tâm không chứa nọc độc của sân hận, và phải phát triển lòng từ bi, thương yêu tất cả chúng sinh. Phật thường dạy chúng ta, lúc được ngợi khen không sinh lòng cao ngạo, khi bị nhục mạ không để tâm oán hận. Do đó, con hãy giải tỏa lòng căm giận đi và tập nhẫn nhục. Này La Hầu La, trên thế gian không có sức mạnh nào sánh bằng sức mạnh của đức nhẫn nhục. Bất kể lực lượng nào của cõi trời và cõi người, đều không thể thắng nổi người nhẫn nhục.
Vâng lời thầy dạy, chú lặng lẽ tiến đến bờ hồ gần đấy, khoác nước rửa sạch vết thưong, rồi xé một miếng vải nhỏ đắp lên. Tôn giả trông theo từng cử chỉ của chú mà trong lòng vừa thương xót vừa hoan hỉ.
La Hầu La đã nhịn nhục được sự việc vừa qua và tiếp tục theo thầy đi khất thực. Trên đường về, chú đã trình lên tôn giả vài ý nghĩ của mình:
- Sự việc không hay vừa rồi, hiện giờ con không còn để tâm đến nữa. Nhưng con nghĩ, trên thế gian này sao có lắm kẻ ác, đi tới đâu cũng thấy toàn việc đáng chán! Tuy nhiên, con không hận đời, mà chỉ cảm thấy buồn khi nghĩ đến những kẻ thiếu hiểu biết trên cõi đời này sao mà quá nhiều! Đức Thế Tôn từng dạy chúng ta hãy lấy tình thương rộng lớn mà đối xử với người đời, nhưng người đời lại cuồng si ngạo mạn khi dễ chúng ta. Quí thầy tu tập hạnh nhẫn nhục, tích tụ công đức cao dầy, nhưng những kẻ mê muội lại khinh miệt quí thầy và tôn kính những kẻ hung tàn độc ác. Những điều giáo huấn của đức Thế Tôn vừa là chân lí, vừa là tình thương, nhưng người ta lại cho là hôi như xác chết; giống như trời mưa xuống toàn nước mát ngọt mà những con heo thì không biết lầy dùng, lại cứ thích ăn uống những đồ hôi hám và nằm ở những chỗ dơ bẩn! Bởi thế, nếu đem những lời dạy của đức Thế Tôn về chân lí, về tình thương để nói cho những kẻ hung ác và không có căn lành nghe, thì chỉ là vô ích, vì sẽ chẳng có hiệu quả gì!
Đây là lần đầu tiên La Hầu La trình bày với tôn giả về tư tưởng cũng như cái nhìn của chú đối với cuộc đời. Tôn giả lắng nghe và rất hoan hỉ. Về đến tu viện, tôn giả lại đem những điều trình bày của La Hầu La thưa lên Phật, và Phật cũng rất vui. Phật khen ngợi chú hôm nay đã có nhiều tiến triển, có thái độ đúng đắn đối với kẻ ác, có cái thấy đúng đắn đối với cuộc đời. Rồi nhân đó ngài dạy thêm chú:
- Người không biết nhẫn nhục thì không thể thấy được sự hiệu dụng của Phật pháp. Oán người giận đời là đi ngược lại với giáo pháp và xa rời đoàn thể, quẩn quanh trong vòng khổ đau. Có nhẫn nhục mới có bình an và tiêu trừ được tai họa. Người có trí tuệ thì thấy được mối nhân quả sâu xa, do đó sẽ khắc phục được tâm sân hận và triệt để thực hành hạnh nhẫn nhục. Cái nhìn theo tinh thần Phật pháp khác xa với cái nhìn của người thế tục. Những gì mà người đời cho là quí báu thì Phật pháp coi là tầm thường; những điều Phật pháp bảo là tốt, là đúng thì người đời không chịu thực hành theo. Trung và nịnh không dung nhau; kẻ gian tà thì không chịu được sự có mặt của người chính trực; kẻ ác thì không thích đi cùng đường với người hiền; người đầy lòng tham dục thì rất ghét nghe nói đến hạnh vô dục. Trong tình huống hoàn toàn đối nghịch nhau như vậy, người tu hành chỉ nhẫn nhục là tốt nhất. Nhẫn nhục là tàu bè trên biển cả, có thể cứu vớt mọi tai nạn. Nhẫn nhục là thuốc hay, có thể cứu sinh mạng người trong cơn nguy cấp. Nhẫn nhục chính là tăng thượng duyên của người hành đạo, khiến cho sớm chứng quả giải thoát. Sở dĩ ngày nay ta thành chánh giác, một mình bước đi trong khắp ba cõi, nhận được sự kính ngưỡng của cả trời và người, là vì tâm ta đã đủ sức để an ổn. Cho nên con phải biết, đức nhẫn nhục quí báu đối với người hành đạo biết chừng nào!
8.- CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ:
La Hầu La bị người khác chiếm phòng nhưng đã tự ý nhượng bộ, giữa đường bị kẻ côn đồ đánh cho lỗ đầu mà vẫn nhịn nhục, công phu tu dưỡng của chú đến mức đó thì tiến trình giác ngộ chắc không còn xa lắm.
La Hầu La thông minh, lại rất tinh tấn trong việc tu tập. Năm hai mươi tuổi, chú được Phật cho phép thọ giới cụ túc. Chú sa di hay trêu chọc đùa nghịch thuở trước, bây giờ đã trở thành một vị tì kheo trang nghiêm, đường bệ. Lúc còn bé thì hoạt náo như thế đó, mà hôm nay xem cung cách của thầy thì như là một vị lão thành cẩn trọng. Những buổi hội họp đông người, thầy ít khi tham dự; suốt ngày im lìm, chỉ một mực dụng công tu tập.
Nhưng dù dụng công đến thế nào, thầy vẫn không khai ngộ được. Nguyên nhân lớn nhất có lẽ là thầy vẫn chưa quên được cái xuất thân cao quí của mình. Dù sao thì thầy cũng là con yêu của Phật, cháu nội cưng quí của vua Tịnh Phạn. Ngoại trừ những vị đệ tử thượng thủ của Phật ra, phần lớn các vị tì kheo trong tăng đoàn đều kính trọng, ái mộ, khen ngợi thầy. Trẻ tuổi mà thường được tâng bốc thì rất dễ bị động tâm. Lời ngon tiếng ngọt thật đáng sợ như ác quỉ, đã khiến cho La Hầu La, dù tinh tấn rất nhiều, vẫn không chứng ngộ. Thậm chí có một đại đức đã tìm cơ hội hỏi đức Phật về vấn đề chứng ngộ của thầy La Hầu La:
- Bạch Thế Tôn! Đại đức La Hầu La nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu tập, một lỗi nhỏ cũng không phạm, dốc lòng cầu được khai ngộ, nhưng vì sao đại đức vẫn không đạt được chí nguyện?
Đức Phật trả lời một cách quả quyết:
- Nếu thật sự giữ gìn giới pháp, giữ tâm thanh tịnh, giữ thân đoan chính, thì nhất định các cặn bã phiền não phải bị tiêu trừ, và dần dần sẽ chứng đạt quả vị giải thoát.
Phật không mấy quan tâm đến việc chưa chứng ngộ của đại đức La Hầu La, vì Ngài tin tưởng rằng, cái ngày trọng đại ấy chắc chắn sẽ đến với đại đức. Có lần đại đức dường như đã chứng ngộ, nhưng khi trình lên Phật những kiến giải của mình. Phật bảo là đại đức vẫn chưa thành công. Phật dạy đại đức hãy thường thuyết giảng về giáo nghĩa “Thân người là do năm uẩn tạm kết hợp mà có”; và hãy thường xuyên quán chiếu các vấn đề như ngã mạn, ngã, vô ngã, khổ, vui v.v...
Một buổi sáng kia, đại đức theo Phật vào thành Xá Vệ (Sravasti - Savatthi) du hóa. Phật dẫn đại đức đi qua nhiều nơi, hết đường lớn tới hẻm nhỏ, rồi dạy:
- La Hầu La! Thầy hãy quán chiếu để thấy rõ sắc là vô thường; thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường; thân thể và tâm ý của mọi người đều là vô thường; đến cả vạn sự vạn vật đầy dẫy trong thế gian kia, tất cả cũng đều là vô thường. Đã thấy rõ lẽ vô thường rồi thì tâm ta sẽ không còn bị vướng mắc vào đâu nữa.
Vừa nghe mấy lời dạy giản dị của đức Phật, tâm trí của đại đức bỗng bừng sáng ra! Đại đức xin phép Phật một mình trở về tu viện trước, tìm nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, tập trung tâm ý quán chiếu các nguyên lí sâu xa Phật vừa dạy. Đại đức cũng vận dụng phép quán từ bi để trừ khử tâm sân hận; vận dụng phép quán bất tịnh để rửa sạch tâm tham dục; vận dụng phép quán trí tuệ để chuyển hóa tâm si mê; vận dụng phép quán đếm hơi thở để ngưng tụ tâm loạn động; cứ thế, đại đức đi sâu vào đại định ... Cơ duyên đã đến lúc chín mùi, đại đức hoát nhiên đại ngộ!
Php vừa trỏ về đến tu viện, liền đi ngay đến chỗ đại đức đang ngồi thiền, khai thị thêm:
- Hãy vận dụng tâm từ bi rộng lớn để đối xử với mọi người và mọi loài. Dùng tâm lượng bao la để có thể dung chứa tất cả chúng sinh thì tiêu trừ được mọi phiền não; dùng phép đếm hơi thở để quán chiếu tâm ý thì đạt được đạo quả giải thoát.
Đại đức từ từ đứng dậy, đảnh lễ Phật, rồi thưa:
- Kính lạy Thế Tôn! Tất cả mọi phiền não nơi con bây giờ đã dứt sạch; bây giờ con vừa tỏ ngộ!
Đức Phật vô cùng hoan hỉ, liền khen ngợi:
- Trong tất cả đệ tử của Như Lai, thầy là người tu mật hạnh bậc nhất!
Sở dĩ gọi là “mật hạnh” là vì đối với ba ngàn oai nghi và tám vạn tế hạnh của một vị tì kheo, tôn giả La Hầu La đều nắm vững và hành trì nghiêm mật.
Nhớ lại thuở ban đầu cậu bé La Hầu La chạy theo Phật để xin tài sản, bây giờ đã chứng ngộ, chẳng phải là Phật đã ban cho tôn giả thứ pháp tài vô giá đó sao?!
9.- CHẾ ĐỘ HIẾN CÚNG TỰ VIỆN:
Khi đã chúung ngộ rồi, địa vị của tôn giả La Hầu La trong tăng đoàn càng được đề cao. Đối với tín đồ tại gia, tôn giả cũng được đặc biệt kính mộ. Ai cũng biết, trong chúng tì kheo, tôn giả là người được cúng dường nhiều nhất. Xưa nay, việc cúng dường vật chất càng dồi dào thì việc tu tập càng dễ bị chướng ngại. Nhưng đối với tôn giả thì không hề gì, vì tôn giả đã không còn bị lụy về vật chất nữa. Bất cứ vật gì, nếu có hơn một cái thì tôn giả liền đem chia cho vị khác.
Một ngày nọ, lúc Phật bố giáo tại một thôn trang gần thành Ca Tì La, có một vị trưởng giả ngưỡng mộ và phát tâm qui y theo Phật. Có lẽ vì có duyên với tôn giả La Hầu La, hoặc là vì nặng tình địa phương, ông đã phát tâm đặc biệt hộ pháp cho tôn giả. Bất cứ tôn giả có nhu cầu gì, ông đều chu cấp đầy đủ. Về sau ông đã xây cất một ngôi chùa để hiến cúng cho tôn giả cư trú. Vào thời buổi đó, số lượng tăng chúng du phương hành hóa đã gia tăng rất đông, nên ngôi chùa của tôn giả lúc nào cũng có khách tăng ghé lại nghỉ chân. Vị trưởng giả thấy thế thì nghĩ rằng, ngôi chùa là của ông hiến cúng, cho nên ông phải đích thân tham dự vào việc quản trị chùa. Tôn giả bèn đem việc ấy thỉnh ý Phật. Phật dạy:
- Thầy La Hầu La! Trong giáo pháp của Như Lai, hàng cư sĩ tại gia không được quản lí bất cứ việc gì thuộc phạm vi của chúng tăng. Dù chư thiện tín có phát tâm hiến cúng tự viện thì họ cũng không thể nại lí do đó để can dự vào việc quản trị tự viện. Thầy nên giảng giải cho vị trưởng giả ấy biết, đã hiến cúng vật gì cho ai rồi thì không nên nghĩ rằng vật đó vẫn còn là sở hữu của mình. Chùa là do chư tăng trú trì; còn chư thiện tín thì giữ vai trò hộ pháp.
Tôn giả y lời Phật mà giảng giải lại cho vị trưởng giả, nhưng vì chưa thấm nhuần Phật pháp lắm, ông vẫn một mực cố chấp, không buông bỏ được ý niệm mình vẫn là sở hữu chủ của ngôi chùa. Vì vậy, cảm tình của ông đối với tôn giả đã bị sứt mẻ. Trước đây ông đã kính mộ tôn giả thật nhiều, nhưng bây giờ ông lại thấy tôn giả như cái đinh trước mắt. Rồi một hôm, tôn giả có duyên sự phải sang thành Xá Vệ. Vị trưởng giả lên chùa thấy vắng tôn giả, bèn thừa cơ hội, đem ngôi chùa ấy cúng dường cho một vị tì kheo khác! Khi tôn giả trở về, thấy sự việc đã như vậy, liền trở lại ngay Xá Vệ để trình cho Phật biết sự tình. Phật nghĩ, người đã không thấm nhuần Phật pháp thì thật khó mà thực hành Phật pháp một cách đúng đắn. Nhân sự việc này, Phật dạy: Này quí thầy! Từ nay, nếu có vị thí chủ nào đã hiến cúng vật gì cho thầy này, rồi lấy lại vật đó đem cúng dường cho thầy kia, thì thầy kia không nên nhận. Không phải là Phật đã thiên vị tôn giả La Hầu La mà ban hành pháp chế, sự thực là vì để tránh những rắc rối về sau cho giáo đoàn. Nhưng rất tiếc, phần nhiều những tranh chấp tài sản trong nội bộ Phật Giáo ngày nay đều bắt nguồn từ những nguyên nhân tương tự.
10.- NHẬP NIẾT BÀN:
- La Hầu La không phải là một nhân vật tiếng tăm lừng lẫy trong tăng đoàn thuở đó như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan. Tôn giả chỉ chuyên tu mật hạnh, không bao giờ tranh luận, suốt ngày kín tiếng lặng hơi, im lìm tu tập. Tôn giả bẩm tính nhu thuận, kiên cường, nhưng trong nếp sống của một vị tì kheo, tôn giả đã không tỏ ra có gì là sôi nổi cả. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ rằng, trong kinh điển không hề thấy ghi lại bất cứ một hoạt động hoằng pháp hay một cuộc tranh luận với ngoại đạo nào của tôn giả. Tôn giả chỉ là người tinh nghiêm giữ gìn oai nghi tế hạnh; bởi vậy, đúng như Phật đã khen ngợi, tôn giả là vị đứng đầu tăng đoàn về tu mật hạnh.
Tôn giả nhập diệt vào lúc nào? Trước hết, ngay như về ngày sinh của tôn giả cũng đã có hai thuyết, một cho rằng tôn giả ra đời năm Phật mười chín tuổi; một cho rằng tôn giả ra đời năm Phật hai mươi lăm tuổi. Cho nên về niên đại nhập diệt, hiện cũng có hai thuyết, một bản rằng tôn giả đã nhập diệt trước Phật vài năm; một bảo rằng trong giờ phút Phật nhập niết bàn, tôn giả vẫn có mặt bên cạnh Phật. Ấn Độ là một quốc gia không chú trọng đến việc ghi chép lại những sự thật lịch sử; còn Trung Hoa thì lại không ít những nhà dịch thuật giàu tưởng tượng, hay khoa trương, phóng đại. Những chi tiết không xác thật trong sự tích của Phật và các vị đệ tử lớn được ghi chép trong các kinh điển, cần phải được nghiên cứu lại. Dựa vào các chứng cứ đáng tin cậy trong kinh điển thì ni sư Da Du Đà La (thân mẫu của tôn giả La Hầu La) nhập diệt năm bảy mươi tám tuổi; còn tôn giả thì nhập diệt trước đó nữa. Kinh chép, một buổi tối nọ, ni sư Da Du Đà La đã quán niệm như sau: “... Các ni sư Kiều Đàm Di, Liên Hoa Sắc (Utpalavarna - Uppadavanna) đều đã nhập diệt; La Hầu La cũng đã nhập diệt! Ta sinh cùng năm với đức Thế Tôn. Năm nay ta đã bảy mươi tám tuổi rồi. Nghe nói năm tám mươi tuổi đức Thế Tôn sẽ nhập niết bàn. Ngày trước vốn có nguyện cùng Người đồng sinh đồng tử, nhưng ngày nay thì giữa ta và Người chỉ có tình đạo chứ đâu còn tình riêng. Cho nên, nếu đợi cùng nhập diệt với Người thì thật là bất kính. Vậy ta nên nhập diệt trước Người thì phải hơn!” Nghĩ vậy, ni sư liền xin phép, và được Phật chấp thuận. Đêm đó, ni sư nhập định rồi nhập diệt ngay trong phòng riêng. Căn cứ vào sự kiện trên, chúng ta biết tôn giả La Hầu La đã nhập diệt trước cả cha mẹ, vào khoảng trên dưới năm mươi, nhưng không quá sáu mươi tuổi. Dĩ nhiên, việc nhập diệt sớm hay muộn của tôn giả không phải là việc quan trọng, mà chính sự nghiệp giác ngộ là mục đích tối hậu của người tu hành. Tôn giả đã đạt được nó thì sự nhập diệt chỉ là sự xả bỏ cái sắc thân tạm bợ để an trú vĩnh viễn trong pháp tánh thường hằng mà thôi.
(Sưu tầm)

Đức Phật dạy con như thế nào

Đức Phật dạy con như thế nào




Tiến sĩ Gil Fronsdal

LTS: Tiến sĩ Gil Fronsdal hiện đang giảng dạy Thiền tại Insight Meditation Center ở Redwood City, California, Hoa Kỳ. Ông có vợ và hai con. Với ông, Đức Phật là một bậc thầy, một con người giác ngộ. Sự kiện Đức Phật giáo dưỡng La Hầu La trở nên giác ngộ được ghi chép trong Kinh tạng Pàli, theo Gil Fronsdal gần gũi và thân mật như cha dạy con, thầy dạy trò đã khơi nguồn cảm hứng cho ông hướng dẫn tu tập thiền định cho con cái và thanh thiếu niên. Xin giới thiệu bài viết Đức Phật dạy con như thế nào, nguyên tác The Buddha as a Parents, tạp chí Inquiring Mind xuất bản, (Hoài Hương chuyển dịch sang tiếng Việt) đến với bạn đọc...    G.N

Ngày nay, hầu như  người Phật tử nào  cũng biết rằng thái tử Tất Đạt Đa, sau này là Đức Phật, đã lìa bỏ tổ ấm của mình để đi tìm con đường giải thoát không lâu sau cái ngày La Hầu La, đứa con trai duy nhất của Ngài, chào đời. Nhiều người cảm thấy khó hiểu, thậm chí phẫn nộ, trước một hành động có vẻ “thiếu trách nhiệm” như thế. Song, ít ai biết rằng sau khi đạt Chánh đẳng Chánh giác, Đức Phật đã trở thành thầy dạy dỗ chính cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu, kể từ khi La Hầu La lên 7 tuổi, và Ngài đã là một người cha rất mực mô phạm: La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi. Vậy, ta hãy tự hỏi, Đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái?
Kinh điển không đề cập nhiều đến mối quan hệ cha-con giữa Đức Phật và La Hầu La, nhưng rải rác vẫn có để lại những dấu hiệu thú vị đáng lưu ý về việc Đức Phật đã dẫn dắt La Hầu La như thế nào trên con đường trưởng thành. Mặc dầu trước các kinh điển này đã có những mẩu chuyện nói về việc La Hầu La đã trở thành đồ đệ của Đức Phật như thế nào, nhưng phần lớn những chi tiết này nằm trong 3 bài pháp mà nếu ta gom cả lại với nhau, thì đó chính là một tiến trình liên tục của con đường dẫn tới giác ngộ: lúc La Hầu La 7 tuổi, Đức Phật dạy cho con về đạo đức; lúc La Hầu La 10 tuổi, Đức Phật dạy cho con thiền; và lúc 20 tuổi, Ngài dạy về tuệ giác giải thoát. Quá trình trưởng thành của La Hầu La, vì vậy, đi liền với tiến trình giác ngộ.
Khi con trai của tôi tròn 7 tuổi, tôi bắt đầu suy tư về việc làm thế nào để dẫn dắt nó và em trai của nó trên con đường tâm linh. Ít nhất, tôi muốn các con tôi học và thực hành Phật pháp đủ để sau này lớn lên chúng có thể trở về với những tiềm năng đó nếu chúng thích hay cần đến. Tôi cũng nghĩ rằng nếu các con tôi có thể nương tựa nơi Phật pháp, thì sau này, dù đang ở bất cứ nơi đâu, chúng cũng có thể quay về với cái mái ấm đó. Nhất là, vì đối với tôi, gia tài lớn nhất mà tôi có được qua sự thực tập Phật pháp là sự an lạc, thảnh thơi và lòng từ bi, tôi tự hỏi làm cách nào tôi có thể trao truyền cái gia tài tâm linh đó lại cho thế hệ sau. Được biết La Hầu La bắt đầu được Đức Phật dạy dỗ từ năm 7 tuổi, tôi lục tìm trong những bản kinh tiếng Pàli để học lấy những phương pháp mà Đức Phật đã sử dụng để dạy dỗ con của Ngài.
ducphatdaycon-2.gif
Tôi tìm thấy cách làm thế nào để lại một “gia tài tâm linh” qua những mẩu chuyện thật hay trong kinh điển về việc La Hầu La đã theo học với cha như thế nào. Sáu năm sau khi Đức Phật rời bỏ gia đình, và một năm sau khi đạt được giác ngộ, Ngài trở về kinh thành. La Hầu La, lúc ấy 7 tuổi, theo lời mẹ dạy, đã chạy đến bên cha để xin thừa hưởng gia tài. Nếu như ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa không bỏ kinh thành ra đi, thì bây giờ La Hầu La đã được truyền ngôi. Nhưng là một người đã buông bỏ hết tất cả, sống đời khổ hạnh, Đức Phật có thể trao lại cho con mình cái gì?  Đáp lời La Hầu La, Đức Phật quay sang nói với Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta), một đồ đệ thân tín của Ngài: “Hãy thâu nhận nó”. Như vậy, thay vì được ngôi vua, La Hầu La đã được thừa hưởng con đường đi của cha mình, con đường dẫn đến giải thoát.
Có lẽ còn lâu lắm con trai tôi mới cạo trọc đầu và khoác lên mình chiếc áo cà sa, nhưng tôi vẫn muốn cho con tôi tiếp xúc với những điều căn bản của Phật pháp, những điều đã chuyển hóa sâu sắc cuộc đời tôi. Khi tôi đọc những đoạn kinh về cách Đức Phật dạy La Hầu La, tôi ngạc nhiên nhận ra rằng những điều này không những vẫn còn mới mẻ mà còn rất thích hợp với việc dạy con ở nước Mỹ này, trong thời hiện đại này. Thật vậy, những bài pháp này đã trở thành kim chỉ nam cho tôi trong việc dạy con.
ĐẠO ĐỨC
Câu chuyện đầu tiên kể về La Hầu La được Đức Phật dạy về lòng chính trực. Lúc lên 8 tuổi, La Hầu La đã có lần nói dối. Kinh Giáo giới La Hầu La (Trung Bộ kinh, 61) kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm con. La Hầu La lấy ghế mời Thế Tôn ngồi, rồi mang đến một thau nước cho Ngài rửa chân, theo phong tục thời ấy. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:
- Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?
- Dạ, con có thấy. La Hầu La thưa.
- Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.
Tôi tưởng tượng La Hầu La đỏ mặt lên.
Sau đó, Đức Phật đổ hết nước trong thau ra và nói:
- Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.
Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói:
- Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.
Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói:
- Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.
Sau đó Ngài dạy La Hầu La:
- Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.
Câu chuyện trên đây nhắc nhở tôi rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thực ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy dỗ mà không trừng phạt hay nổi giận với La Hầu La.
Sau bài thuyết giảng ngắn mà nghiêm khắc, rõ ràng về việc nói dối đó, tôi tưởng tượng La Hầu La đã lắng nghe hơn. Sau đó, Đức Phật chỉ dẫn La Hầu La làm sao để suy xét mọi hành động của mình.
- Cái gương dùng để làm gì? Ngài hỏi.
- Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi. La Hầu La đáp.
Đức Phật lại dạy:
- Trong khi chuẩn bị làm điều gì bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không. Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.
Tôi chợt nhận ra rằng thay vì dạy cho con mình nhận biết sự khác biệt tuyệt đối giữa đúng và sai, Đức Phật đã dạy cho con suy gẫm về lợi ích và có hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri lẫn lòng bi mẫn. Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên “có lợi” hay “có hại” giúp giải thoát đời sống đạo đức của ta khỏi những khái niệm trừu tượng và những ý niệm chẳng ăn nhập gì tới hậu quả của việc ta làm. “Có lợi” và “có hại” cũng giúp cho con người nhận biết mục tiêu của mình. Những điều ta làm sẽ trở thành hoặc là nghịch duyên, hoặc là thuận duyên trên con đường ta đi.
Phương pháp giáo hóa của Đức Phật khiến cho tôi càng tin tưởng thêm rằng chúng ta cần gieo xuống nơi tâm hồn con trẻ những hạt giống của lòng bi mẫn, những hạt giống của ý thức về việc mỗi hành động của nó sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Sức mạnh của sự quán chiếu và lòng từ bi sẽ không có được nếu đứa trẻ chỉ biết vâng theo lời của người lớn: “Con hãy biết quán chiếu, và hãy có lòng từ bi!”. Những giá trị này chỉ có thể có được qua gương của người khác, nhất là của cha mẹ đứa trẻ.
Đức Phật cũng dạy La Hầu La hãy xem xét sau khi làm một việc gì đó, nó có gây tổn hại gì không. Nếu có, thì phải đến gặp một người có tuệ giác và sám hối để tránh lặp lại lỗi lầm trong tương lai. Tôi đã học được cách hướng dẫn con trẻ phát triển lòng chính trực bằng cách nhận ra lỗi lầm của mình. Và lòng chính trực đó tùy thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ soi xét lỗi lầm của con mình ra sao. Cách hành xử của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đạo đức của con trẻ: nếu cha mẹ cho con trẻ thấy được là nó có thể tin tưởng mình được, là mình chỉ muốn giúp cho con mình trưởng thành hơn là muốn trừng phạt con, thì con trẻ sẽ trở nên thành thật với cha mẹ của chúng hơn.
ducphatday-con-3.gif

THIỀN ĐỊNH
Câu chuyện thứ hai nói về việc Đức Phật đã dạy thiền cho La Hầu La ra sao, nhằm phát triển nền tảng của nội tâm (Trung Bộ kinh, 62).  Lúc đó La Hầu La được 10 tuổi. Câu chuyện bắt đầu trong lúc Đức Phật và La Hầu La đi thiền hành. Trong lúc đi, La Hầu La chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và Đức Phật đã đọc được tư tưởng đó. Ngài nói với La Hầu La:
- Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi, không phải là của tôi, không phải là tự ngã của tôi. Rồi Đức Phật giảng tiếp: Ta phải loại bỏ hết tất cả tưởng, hành, thức cũng như bất cứ ý niệm nào về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi.
Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về tinh xá, và không thiết gì đến việc ăn uống suốt ngày hôm đó.
Tôi cho rằng đây là sự dạy dỗ căn bản cho con trẻ. Tôi không thể tưởng tượng được bản thân tôi lúc 10 tuổi có thể hiểu được những lời Phật dạy như thế. Tôi nhớ lại, rất rõ ràng, rằng ở vào tuổi đó, đầu óc tôi chỉ toàn lo nghĩ đến diện mạo của tôi ra sao. Tôi thường nghe nói rằng điều này rất là quan trọng cho tiến trình phát triển của các em về “cái tôi” và quá trình đi tìm kiếm bản thân mình. Có nên trách một em trai 14 tuổi về những ý tưởng phù du như vậy hay không? Có phải Đức Phật đã xen vào tiến trình phát triển bình thường của con trẻ, thay vì để chúng tự khám phá? Nếu không có hiểu biết về “cái tôi”, làm sao một thiếu niên có thể phát triển thành một người lớn với một tâm lý thăng bằng? 
Câu trả lời nằm ở những gì Đức Phật dạy La Hầu La ở đoạn sau đây:
Tối hôm đó, sau khi bị Đức Phật quở trách, La Hầu La đến xin Ngài dạy cho mình phương pháp thiền quán hơi thở. Trước hết, Đức Phật dùng thí dụ để minh họa làm sao để buông xả trong lúc thiền định. Ngài dạy:
- Phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên đó. Vì vậy, nếu tập thiền giống như đất, con sẽ không có cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả.
Rồi, trước khi dạy cho La Hầu La phép quán niệm hơi thở, Đức Phật dạy về quán tâm từ như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm, về tâm bi để vượt thắng sự tàn ác, về tâm hỷ để thuần phục những sự bất toại nguyện, và về tâm xả để ngăn chặn những bất an, thương ghét.
Sau đó, Ngài mới bắt đầu dạy cho La Hầu La phép quán niệm hơi thở qua 16 giai đoạn. Những giai đoạn này chia làm 3 phần: a) Tịnh tâm và thân; b) Định tâm để nhận biết thân tâm và phát triển tuệ giác; và c) Buông xả. Cuối cùng, Đức Phật lưu lại một dấu ấn đậm nét về giáo lý của Ngài với La Hầu La bằng cách nhấn mạnh rằng qua sự thực tập ý thức từng hơi thở của mình, ta sẽ có khả năng nhận biết hơi thở cuối cùng của mình vào giây phút cận tử một cách hoàn toàn bình thản.
Khi đọc về cách thức Đức Phật dạy La Hầu La phép thở để nhận biết thân tâm của mình, tôi nhận thấy đó cũng là một phương pháp để xây dựng một khái niệm vững chắc về “cái tôi”. Tôi tự nghĩ, phải chăng các em thiếu niên ở thời đại ngày nay hay chấp vào “cái tôi” của mình và có nhiều ý niệm phân biệt mình với kẻ khác, là vì các em không cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình và với người khác? Và tôi tin rằng, cái chấp và sự phân biệt ấy sẽ không còn nữa nếu các em cảm thấy an vui được với chính mình cũng như thoải mái với người chung quanh.
Khi giảng dạy thiền cho thiếu niên, tôi nhận thấy khả năng thiền của các em vượt bậc vào khoảng 13-14 tuổi. Có nhiều em có thể nhập thiền rất sâu, tuy rằng các em không duy trì được trạng thái này lâu lắm. Tôi đã biết rất nhiều người trẻ dùng phương pháp thiền định để ổn định tinh thần và tìm về sự thảnh thơi an lạc giữa những thử thách của tuổi mới lớn.
Tuy nhiên, thiền quán hơi thở không chỉ ích lợi cho các em thiếu niên, mà nó còn là cuộc hành trình suốt đời. Đức Phật đã kết thúc bài giảng của mình bằng cách chỉ cho La Hầu La thấy giá trị của việc tập quán niệm hơi thở như thế nào đối với giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.
TUỆ GIÁC
Trong bài pháp thứ ba và cuối cùng, Đức Phật đã hướng dẫn La Hầu La trả lời một loạt những câu hỏi về tuệ giác giải thoát (Trung Bộ kinh, 147). La Hầu La đã dâng trọn thời niên thiếu của mình cho con đường đạt đến giác ngộ; trong một đoạn kinh, Tôn giả được xem là một nhà tu gương mẫu và tinh chuyên. Khi La Hầu La tròn 20 tuổi, Đức Phật biết rằng La Hầu La đã gần đến bờ giải thoát. Ngài đã làm một việc hết sức cảm động: Ngài đi bộ cùng với La Hầu La vào sâu trong rừng. Ngồi dưới gốc một cây đại thụ già cỗi, Ngài đã hướng dẫn La Hầu La một cuộc pháp đàm rất kỹ về thuyết vô ngã. Đối với một người đã đạt đến trình độ tu tập cao như La Hầu La, thì những tư tưởng nằm sâu trong tiềm thức về cái ngã là chướng ngại cuối cùng của sự giải thoát. Ngồi nghe Đức Phật giảng, La Hầu La đã chứng đắc được tự tính vô ngã của vạn pháp, và đó chính là nấc thang cuối cùng giúp La Hầu La đạt đến sự giải thoát trọn vẹn.
Thuyết vô ngã của Đức Phật có thể khó hiểu. Người ta rất dễ ngộ nhận nó là một triết thuyết trừu tượng, mà không thấy được thực ra đó chính là những lời dạy rất thực tế về việc làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc bằng cách buông bỏ hết tất cả. Đối với tôi, việc Đức Phật dạy La Hầu La về thuyết vô ngã trong rừng sâu rất cần thiết. Tôi thấy mình có cái nhìn khác khi ở giữa quang cảnh thiên nhiên so với khi ở giữa phố thị. Tôi nhận thấy cảm giác an lạc và thảnh thơi mà thiên nhiên mang lại giúp mình dễ thoát ra được ý niệm về ngã hơn. Quán chiếu về sự buông xả trong khi đọc một cuốn sách về Phật pháp khi ngồi ở trong nhà rất là khác với khi mình ngồi dưới một gốc cây. Trong khi đọc bài pháp thứ ba này, tôi chiêm nghiệm được sự quan trọng của việc biết mình (tự tri) giữa khung cảnh thiên nhiên.
Ngày xưa, lúc La Hầu La 7 tuổi, đến xin với cha được thừa hưởng gia tài, Tôn giả đã không hề tưởng tượng được là 13 năm sau đó đã được thừa hưởng một gia tài quý báu nhất mà một người làm cha mẹ có thể để lại cho con cái của mình. Trong Phật giáo, giác ngộ là hạnh phúc lớn lao nhất. Tôi ước mong con cái của tôi sẽ tìm thấy sự an lạc, thảnh thơi và an lành trên con đường đi tới giải thoát. Và có lẽ, trên con đường trở thành người lớn, chúng cũng sẽ được dạy về đạo đức, thiền định và tuệ giác (như La Hầu La vậy).

GIL FRONSDAL-HOÀI HƯƠNG dịch