Tứ Chánh Cần
Vì cảnh giới mà chúng ta thấy đều
là vô ngã cho nên tâm thức cũng vô ngã theo. Một khi tâm thức biến
chuyển không ngừng như thế thì vọng tưởng sẽ phát sinh liên tục cho nên
tham dục hành hạ và đọa đày chúng ta từng giây từng phút.
Chúng ta cũng biết là thân, khẩu, ý là nguồn gốc tác sinh ra căn nghiệp. Cứ một tư tưởng xấu vừa mới thoáng qua trong đầu óc của chúng ta, hay một lời nói làm người khác đau buồn, hoặc là một hành động gây ra sự đau khổ cho kẻ khác đều được xem là ác nghiệp. Mà đã là ác nghiệp thì khó lòng mà thoát ra khỏi lục đạo luân hồi.
Biết để mà đề phòng là người khôn ngoan và dùng trí tuệ để trấn áp những si mê là người tu Phật. Vì thế ý nghĩa của Tứ chánh Cần cũng không ngoài mục đích khuyến khích chúng sinh dùng trí tuệ để ngăn ngừa tội ác cũng như sự phát sinh của nó và sau cùng tích cực cố gắng làm việc thiện. Tứ chánh cần được chia làm bốn phần là:
Khi trong tâm mình có một mầm mống tội ác vừa chớm nở thỉ chúng ta phải dùng trì giới để kìm hãm những tư tưởng đen tối kia trước khi nó có cơ hội sinh sôi nẩy nở. Người tu hành thì lúc nào cũng nhớ nằm lòng tất cả mọi trì giới cũng như người lái xe phải thuộc lòng luật lệ giao thông thì mới mong tránh được tai nạn.
Còn những điều ác đã phát sinh thì sao?
Khi chúng ta chưa hiểu biết Phật pháp thì chúng ta đã tạo ra nhiều tội lỗi. Những tội lỗi nầy đã làm cho tâm của chúng ta càng ngày càng tăm tối lu mờ chẳng khác nào một tấm gương lâu ngày không chùi rửa. Nay chúng ta đã biết Phật pháp và thấy cái nguy hại của điều ác thì chúng ta phải quyết tâm dứt trừ. Vì đạo Phật đã chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng là tạo ác nghiệp thì sẽ sa vào ác đạo luân hồi. Chỉ có thiện nghiệp thì mới đưa chúng ta ra khỏi vòng luân hồi sanh tử. Cái đà của tội lỗi cũng giống như là cái đà của một chiếc xe đang chạy xuống dốc. Càng xuống dốc thì xe càng chạy nhanh. Con người thì cũng vậy, càng tạo tội lỗi thì tội lỗi càng lớn và khiếp đảm hơn. Chúng ta phải sáng suốt dùng trì giới để tự nhắc nhở cho chính mình luôn luôn phải làm lành tránh dữ.
Bây giờ làm thế nào để phát triển những điều lành chưa phát sinh?
Sống trong thế gian chúng ta thấy có rất nhiều người gặp nhiều may mắn. Những sự may mắn nầy mang đến cho họ sự giàu sang phú quý. Nhưng tại sao họ lại có nhiều may mắn như thế? Chẳng có gì khó hiểu cả, dựa theo luật Nhân quả của nhà Phật thì con người có rộng tâm bố thí, tạo nhiều phước đức thì khi qua đến kiếp sau những phước đức nầy sẽ mang lại cho họ những sáng suốt làm cho họ phát tài mà trở thành giàu có. Còn nếu chúng ta bủn xỉn thì không có phước đức thì dĩ nhiên qua đến kiếp nầy tâm trí lu mờ, tính gì trật nấy làm cho chúng ta nghèo. Vì thế muốn tương lai tươi sáng thì hiện tại phải tạo nhiều phước đức tức là thiện nhiệp.
Muốn tạo nhiều thiện nghiệp thì chúng ta phải đối đãi tử tế với tất cả mọi người. Phải giúp đở người nghèo khổ, hoạn nạn cũng như khi thấy việc cần làm thì phải làm ngay chớ không nên suy qua tính lại. Đó là chúng ta đã lấy lòng từ bi mà đối đãi với chúng sinh vậy.
Sau cùng, chúng ta phải hăng hái để phát triển những điều lành bởi vì đây là cơ hội để chúng ta gieo thêm nhiều cái nhân thiện cho cuộc đời của chúng ta.
Vậy còn những điều lành đã phát sinh thì làm sao?
Một khi điều lành đã được phát sinh ra hành động thì đây chính là thiện nghiệp. Đó là việc làm tốt. Nhưng nếu dừng lại ở đây thì thân, khẩu, ý của chúng ta có cơ hội xoay chúng ta từ thiện sang bất thiện thì chúng ta lại dễ dàng sa vào bẩy của tội ác triền miên. Để tránh tình trạng nầy thì lúc nào tâm của chúng ta cũng nghĩ về thiện, cố gắng gạt bỏ mọi ám chướng và phát huy từ việc thiện này đến việc thiện khác.
Sau hết, nếu suốt đời chúng ta theo đúng bốn điều nói trên là ngăn ngừa không cho những điều ác phát sinh, diệt trừ những điều ác đã phát sinh, cố gắng thực hiện những điều lành vừa phát sinh trong tâm của chúng ta và sau cùng là tiếp tục thực hiện nhiều hơn những điều lành thì thiện quả sẽ giúp chúng ta thoát khỏi cảnh luân hồi sanh tử và đạt được địa vị Thánh hiền.
Chúng ta cũng biết là thân, khẩu, ý là nguồn gốc tác sinh ra căn nghiệp. Cứ một tư tưởng xấu vừa mới thoáng qua trong đầu óc của chúng ta, hay một lời nói làm người khác đau buồn, hoặc là một hành động gây ra sự đau khổ cho kẻ khác đều được xem là ác nghiệp. Mà đã là ác nghiệp thì khó lòng mà thoát ra khỏi lục đạo luân hồi.
Biết để mà đề phòng là người khôn ngoan và dùng trí tuệ để trấn áp những si mê là người tu Phật. Vì thế ý nghĩa của Tứ chánh Cần cũng không ngoài mục đích khuyến khích chúng sinh dùng trí tuệ để ngăn ngừa tội ác cũng như sự phát sinh của nó và sau cùng tích cực cố gắng làm việc thiện. Tứ chánh cần được chia làm bốn phần là:
- Tinh tấn ngăn ngừa những tội ác chưa phát sinh.
- Tinh tấn diệt trừ những tội ác đã phát sinh.
- Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
- Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.
Khi trong tâm mình có một mầm mống tội ác vừa chớm nở thỉ chúng ta phải dùng trì giới để kìm hãm những tư tưởng đen tối kia trước khi nó có cơ hội sinh sôi nẩy nở. Người tu hành thì lúc nào cũng nhớ nằm lòng tất cả mọi trì giới cũng như người lái xe phải thuộc lòng luật lệ giao thông thì mới mong tránh được tai nạn.
Còn những điều ác đã phát sinh thì sao?
Khi chúng ta chưa hiểu biết Phật pháp thì chúng ta đã tạo ra nhiều tội lỗi. Những tội lỗi nầy đã làm cho tâm của chúng ta càng ngày càng tăm tối lu mờ chẳng khác nào một tấm gương lâu ngày không chùi rửa. Nay chúng ta đã biết Phật pháp và thấy cái nguy hại của điều ác thì chúng ta phải quyết tâm dứt trừ. Vì đạo Phật đã chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng là tạo ác nghiệp thì sẽ sa vào ác đạo luân hồi. Chỉ có thiện nghiệp thì mới đưa chúng ta ra khỏi vòng luân hồi sanh tử. Cái đà của tội lỗi cũng giống như là cái đà của một chiếc xe đang chạy xuống dốc. Càng xuống dốc thì xe càng chạy nhanh. Con người thì cũng vậy, càng tạo tội lỗi thì tội lỗi càng lớn và khiếp đảm hơn. Chúng ta phải sáng suốt dùng trì giới để tự nhắc nhở cho chính mình luôn luôn phải làm lành tránh dữ.
Bây giờ làm thế nào để phát triển những điều lành chưa phát sinh?
Sống trong thế gian chúng ta thấy có rất nhiều người gặp nhiều may mắn. Những sự may mắn nầy mang đến cho họ sự giàu sang phú quý. Nhưng tại sao họ lại có nhiều may mắn như thế? Chẳng có gì khó hiểu cả, dựa theo luật Nhân quả của nhà Phật thì con người có rộng tâm bố thí, tạo nhiều phước đức thì khi qua đến kiếp sau những phước đức nầy sẽ mang lại cho họ những sáng suốt làm cho họ phát tài mà trở thành giàu có. Còn nếu chúng ta bủn xỉn thì không có phước đức thì dĩ nhiên qua đến kiếp nầy tâm trí lu mờ, tính gì trật nấy làm cho chúng ta nghèo. Vì thế muốn tương lai tươi sáng thì hiện tại phải tạo nhiều phước đức tức là thiện nhiệp.
Muốn tạo nhiều thiện nghiệp thì chúng ta phải đối đãi tử tế với tất cả mọi người. Phải giúp đở người nghèo khổ, hoạn nạn cũng như khi thấy việc cần làm thì phải làm ngay chớ không nên suy qua tính lại. Đó là chúng ta đã lấy lòng từ bi mà đối đãi với chúng sinh vậy.
Sau cùng, chúng ta phải hăng hái để phát triển những điều lành bởi vì đây là cơ hội để chúng ta gieo thêm nhiều cái nhân thiện cho cuộc đời của chúng ta.
Vậy còn những điều lành đã phát sinh thì làm sao?
Một khi điều lành đã được phát sinh ra hành động thì đây chính là thiện nghiệp. Đó là việc làm tốt. Nhưng nếu dừng lại ở đây thì thân, khẩu, ý của chúng ta có cơ hội xoay chúng ta từ thiện sang bất thiện thì chúng ta lại dễ dàng sa vào bẩy của tội ác triền miên. Để tránh tình trạng nầy thì lúc nào tâm của chúng ta cũng nghĩ về thiện, cố gắng gạt bỏ mọi ám chướng và phát huy từ việc thiện này đến việc thiện khác.
Sau hết, nếu suốt đời chúng ta theo đúng bốn điều nói trên là ngăn ngừa không cho những điều ác phát sinh, diệt trừ những điều ác đã phát sinh, cố gắng thực hiện những điều lành vừa phát sinh trong tâm của chúng ta và sau cùng là tiếp tục thực hiện nhiều hơn những điều lành thì thiện quả sẽ giúp chúng ta thoát khỏi cảnh luân hồi sanh tử và đạt được địa vị Thánh hiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét