Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh
Nói
đến Phật giáo Đại thừa là nói đến Bát nhã. Vì, không có Bát nhã, là
không có Phật giáo Đại thừa. Bát nhã là đầu mối, là mạch nguồn từ đó các
trào lưu tư tưởng Đại thừa kể cả Mật giáo dậy khởi.
Như vậy trong thực chất, Bát nhã là gì mà có một nguồn sinh lực dồi dào bất tận đến thế?
Bát
nhã do Phạn ngữ Prajnà phiên âm, dịch nghĩa là Tuệ, Trí Tuệ, Không Trí.
Nhưng dù dịch gì đi nữa cũng không một từ nào trong Hoa văn lột được
hết ý nghĩa hàm ẩn trong Phạn ngữ Prajnà. Cho nên, văn học Phật giáo
Trung Hoa cuối cùng cũng phải dùng từ ngữ phiên âm Bát nhã để chỉ cho
loại trí tuệ đặc biệt này, mới có thể tránh mọi ngộ nhận sai lạc cho
người học.
Bát nhã Ba la mật Tâm Kinh tiếng Phạn.
Bát nhã Ba la mật Tâm Kinh tiếng việt.
Giải thích đề kinh.
Tám chữ Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh là đề mục của kinh này. Sáu chữ trước gồm hai danh từ tiếng Phạn phiên âm là Bát nhã, tức Prajnà và Ba la mật đa, tức pramitã. Tâm là tiếng Hán dịch chữ Phạn hrdaya. Kinh là tiếng Tàu dịch chữ Phạn sÍtra. Vậy nguyên văn Phạn ngữ của Tâm kinh là Prajnpramit hrdaya sÍtra.
Bát nhã (Prajn), Hán dịch là tuệ, trí tuệ. Nhưng vì trong Hoa ngữ không có một từ ngữ nào tương đương với từ Bát nhã trong tiếng Phạn nên về sau người ta bắt buộc phải tạo từ mới bằng cách ghép thêm chữ không vào để tăng cường và xác định ý nghĩa của từ tuệ và trí và ta có không tuệ và không trí. Nhưng cũng vẫn chưa lột hết ý nghĩa hàm ẩn trong danh từ Bát nhã. Nghĩa gốc của Bát nhã chuyên chỉ cho loại trí tuệ đặc biệt, phát sinh từ công hạnh tu hành theo pháp quán không mà chứng đắc. Đây là loại trí tuệ thanh tịnh của chư Phật vừa rỗng lặng vừa suốt soi, nhờ đó mà quán chiếu được thật tướng của các pháp và thấy rõ các pháp là không có tự tánh. Đây không phải là loại trí tuệ thế trí biện thông. Vì thế để tránh mọi ngộ nhận vô tình hay cố ý, văn học Phật giáo Trung Quốc buộc lòng phải dùng y nguyên tiếng Phạn là Bát nhã với những chú giải kèm theo.
Ba đa mật đa phiên âm là Ba la mật và dịch nghĩa là độ (đưa qua sông, sang sông), hay đáo bỉ ngạn: đến bờ kia. Độ hay đáo bỉ ngạn đều chỉ là những dụng ngữ nói lên sự giải thoát khổ đau. Cõi sanh tử mà chúng sanh đang trôi lăn được xem như bờ bên này, thì bờ bên kia được ví với Niết bàn, ở đó, chúng sanh được thoát ra ngoài vòng sanh tử. Ngăn cách giữa hai bờ là con sông phiền não. Vượt sông phiền não tức đến Niết bàn. Vì vậy, bờ bên kia nguyên là dụ ngữ ngầm chỉ cho Niết bàn. Và phương pháp để đi đến Niết bàn (đáo bỉ ngạn) là 37 phẩm trợ đạo.
Tâm có nghĩa là trung tâm, thông thường người đời cho rằng tinh túy của sự vật nằm ngay trong lòng của nó.
Kinh là danh từ dịch nghĩa Phạn ngữ sũtra, phiên âm tu đa la, Tu đa la Hoa ngữ dịch là tuyến, nghĩa là sợi chỉ, hoặc xâu với nhau.
Phiên âm.
(do Đường Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch)
Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá
Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh,
bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành,
thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc,
pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh
tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô
trí diệc vô đắc.
Dĩ
vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố tâm vô quái ngại;
vô quái ngại cố vô hữu khủng bố; viễn ly điên đảo mộng tưởng; cứu cánh
niết bàn, tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố đắc a nậu đa la tam
miệu tam bồ đề.
Cố
tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô
thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt
bất hư.
Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha.
Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha.
Giải nghĩa câu chú.
Yết đế, Yết đế - Vượt qua vượt qua
Yết đế, Yết đế - Vượt qua vượt qua
Ba la Yết đế - Vượt qua bờ bên kia
Ba la tăng Yết đế - Vượt qua hoàn toàn
Bồ đề. Tát bà ha - Tuệ giác Thành tựu
Dịch nghĩa.
Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá
Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không,
không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Xá
Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng
sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ,
tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới;
không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không
già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Bởi
không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc
ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo,
rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a
nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Nên
biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô
thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì
không dối.
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.
PS.
"sắc tức là không, không tức là sắc"
Con người thường chỉ muốn có Nên, có Lợi mà không có Hư, có Hại, cho nên đối với sự đời không thể giữ gìn đặng sự điềm tĩnh. Đặng thì sướng, mất phải khổ. Nên mà vui, thì hư tất phải buồn... Tâm trí con người bị mắc trong cái vòng lẩn thẩn của cái Sợ, làm gì không sanh ra khiếp nhược được. Chưa ắt đặng mà mừng, là họ thật sướng. Trong cái sướng ấy đã có cái khổ rồi: sợ mất, nên phải kiên cố giữ gìn... Họ cũng tưởng đã tìm được cái Yên tĩnh cho lòng rồi. Nhưng họ nào có dè... Họ phải đau khổ vì mảng lo sợ cho tương lai. Tương lai đã báo cho họ biết: không có cái gì là trường cửu cả. Cái ý tưởng ấy nó giày xé tâm can họ, họ phải lo nghĩ đủ điều để gìn giữ củng cố, cương với lẽ sinh liệt lạnh lùng của Tạo hóa. Cho nên: đặng cũng khổ, mà mất cũng khổ. Tâm hồn họ không bao giờ yên tĩnh. (Phanblogs)
Bài thơ - hay đúng hơn là bài kinh - được viết trên cơ thể của cô gái chính là bài Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh được
viết bằng Hán tự, theo bản dịch của ngài Huyền Trang. Bài
kinh chỉ vỏn vẹn có 260 chữ nhưng được xem là một trong những
pháp môn tu quán chiếu để đi đến giác ngộ của những người tu
học Phật.
Do đó, sự ảo diệu bên trong bài kinh thì không có gì để nghi ngờ. Tuy nhiên, sự ảo diệu ấy không phải ai cũng biết. Biết và hiểu thì lại càng ít. Hiểu rồi làm được lại càng ít hơn.
Trong tiểu thuyết Thiên long Bát bộ của Kim Dung, chàng Hư Trúc khi ở trong hầm băng cùng Thiên Sơn Đồng lão, bị bà ép ăn thịt, uống rượu rồi ngủ cùng Mộng cô, câu niệm cửa miệng của nhà sư trẻ này là "sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị" (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành thức cũng là như vậy).
Do đó, sự ảo diệu bên trong bài kinh thì không có gì để nghi ngờ. Tuy nhiên, sự ảo diệu ấy không phải ai cũng biết. Biết và hiểu thì lại càng ít. Hiểu rồi làm được lại càng ít hơn.
Trong tiểu thuyết Thiên long Bát bộ của Kim Dung, chàng Hư Trúc khi ở trong hầm băng cùng Thiên Sơn Đồng lão, bị bà ép ăn thịt, uống rượu rồi ngủ cùng Mộng cô, câu niệm cửa miệng của nhà sư trẻ này là "sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị" (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành thức cũng là như vậy).
Hư Trúc đã đọc câu kinh được xem là thâm ảo nhất trong Bát nhã Ba la mật Tâm kinh.
***
Theo quan niệm Phật giáo, sắc, thọ, tưởng, hành, thức được gọi là ngũ uẩn.
Năm uẩn tập họp lại mà thành thì gọi là chúng sinh, hay con người.
Sắc uẩn là những gì thuộc về vật chất tạo nên thể xác con người. Khi các nhóm vật chất tan rã thì thân xác con người không còn.
Thọ uẩn là tập họp các cảm giác của con người, bao gồm cả những sinh hoạt tâm lý hạ đẳng của con người.
Tưởng uẩn là tập họp các suy tư, bao gồm mọi khía cạnh sinh hoạt tâm lý cao cấp.
Hành uẩn là tập họp các ý chí, bao gồm những sinh hoạt có các tính chất bản năng và ý chí.
Thức uẩn là tập họp nhóm tri giác nhận thức của con người đối với sự vật bên trong và bên ngoài con người.
Sắc là cơ thể, thọ là cảm nhận, tưởng là mong muốn, hành là làm, thức là biết. Trong năm uẩn này, sắc thuộc về thực thể, là thân, là xác. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, là ý, là ham muốn. Vì vậy khi nằm kề ‘Mộng cô’, để tránh cám dỗ của thân xác phụ nữ, chàng Hư Trúc luôn tự nhủ rằng : sắc uẩn, hay thân xác cô nương kề bên, vốn là không thực, rồi sẽ khô cằn, già héo, tan biến theo quy luật thời gian. Biết là vậy, nhưng cảm nhận xác thịt thì lại khác, nó xui khiến chàng trai trẻ chưa biết gì có những hành động theo bản năng. Và sau đó .....
Nói "sắc tức thị không" thì dễ, nhưng gặp cảnh mà coi sắc cũng là không e rằng thì khó lắm. Trở lại với người viết thư pháp trên cơ thể: Công nhận là ý chí, tinh thần rất tuyệt vời, việc giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài là rất quan trọng. Có tịnh thì tâm mới an, nét chữ mới có thần, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực, tay đã ‘đề’ ‘án’ thì không thể dừng nữa chừng, vì dừng thì bút khí ngưng trệ, tác phẩm coi như bỏ đi. Đó là yêu cầu cơ bản khi chấp bút viết chữ trên giấy, trên vải, trên đá gỗ. Viết trên một thực thể sống, đầy sinh lực. Mỗi nét bút kéo lên hay đi xuống là đi cùng nhịp thở, cùng cảm xúc của cô gái. Quả là tâm không động. Người để cho viết tài, người viết lại càng tài. Có lẽ cả hai đều vượt qua cái giới hạn của hình sắc để đạt đến cái độ "sắc tức là không" "vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời mọi cuồng xi mộng tưởng".
Năm uẩn tập họp lại mà thành thì gọi là chúng sinh, hay con người.
Sắc uẩn là những gì thuộc về vật chất tạo nên thể xác con người. Khi các nhóm vật chất tan rã thì thân xác con người không còn.
Thọ uẩn là tập họp các cảm giác của con người, bao gồm cả những sinh hoạt tâm lý hạ đẳng của con người.
Tưởng uẩn là tập họp các suy tư, bao gồm mọi khía cạnh sinh hoạt tâm lý cao cấp.
Hành uẩn là tập họp các ý chí, bao gồm những sinh hoạt có các tính chất bản năng và ý chí.
Thức uẩn là tập họp nhóm tri giác nhận thức của con người đối với sự vật bên trong và bên ngoài con người.
Sắc là cơ thể, thọ là cảm nhận, tưởng là mong muốn, hành là làm, thức là biết. Trong năm uẩn này, sắc thuộc về thực thể, là thân, là xác. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, là ý, là ham muốn. Vì vậy khi nằm kề ‘Mộng cô’, để tránh cám dỗ của thân xác phụ nữ, chàng Hư Trúc luôn tự nhủ rằng : sắc uẩn, hay thân xác cô nương kề bên, vốn là không thực, rồi sẽ khô cằn, già héo, tan biến theo quy luật thời gian. Biết là vậy, nhưng cảm nhận xác thịt thì lại khác, nó xui khiến chàng trai trẻ chưa biết gì có những hành động theo bản năng. Và sau đó .....
Nói "sắc tức thị không" thì dễ, nhưng gặp cảnh mà coi sắc cũng là không e rằng thì khó lắm. Trở lại với người viết thư pháp trên cơ thể: Công nhận là ý chí, tinh thần rất tuyệt vời, việc giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài là rất quan trọng. Có tịnh thì tâm mới an, nét chữ mới có thần, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực, tay đã ‘đề’ ‘án’ thì không thể dừng nữa chừng, vì dừng thì bút khí ngưng trệ, tác phẩm coi như bỏ đi. Đó là yêu cầu cơ bản khi chấp bút viết chữ trên giấy, trên vải, trên đá gỗ. Viết trên một thực thể sống, đầy sinh lực. Mỗi nét bút kéo lên hay đi xuống là đi cùng nhịp thở, cùng cảm xúc của cô gái. Quả là tâm không động. Người để cho viết tài, người viết lại càng tài. Có lẽ cả hai đều vượt qua cái giới hạn của hình sắc để đạt đến cái độ "sắc tức là không" "vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời mọi cuồng xi mộng tưởng".
Câu kinh "Quán tự tại bồ tát" mở đầu tác phẩm từ bên trái, gần tim (tâm kinh) xuống ngực rồi được viết dần sang bên phải, đến đùi phải rồi kết thúc bên đùi trái với câu chú "yết đế, yết đế ...".
Khóa tất cả lại bằng một chữ “Phật” thật lớn ở sau lưng.
Toàn
triện phía trên, danh ấn phía dưới; đề từ, lạc khoản ; chữ đen, da
trắng, triện son đỏ, nhìn thực mà không tục, trần trụi mà không dâm dục,
đúng thư pháp, đúng nghệ thuật.
***
Về "Nhục thể" Tâm Kinh nếu nhìn theo "Trần tục" thì "ra làm sao sao ấy một chút", nếu Tâm chưa "Tịnh" ... Câu chuyện kể Một nhà sư "Đạo hạnh cao thâm", cùng một đệ tử đầy "Chấp trước" trên đường về Thiền viện, vào một buổi hoàng hôn. Khi ngang qua bờ suối, có cô gái đẹp không dám lội qua. Sư liền cõng cô gái qua bờ bên kia. Đệ tử đi theo luôn trách Thầy về "Sắc giới" nhất là khi giao thiệp cách như thế với Phụ nữ. Sư chợt giật mình, nói với người Đệ tử: "Ta đã bỏ nàng tự bên bờ suối, mà ngươi còn mang theo đến đây à?.
Về "Nhục thể" Tâm Kinh nếu nhìn theo "Trần tục" thì "ra làm sao sao ấy một chút", nếu Tâm chưa "Tịnh" ... Câu chuyện kể Một nhà sư "Đạo hạnh cao thâm", cùng một đệ tử đầy "Chấp trước" trên đường về Thiền viện, vào một buổi hoàng hôn. Khi ngang qua bờ suối, có cô gái đẹp không dám lội qua. Sư liền cõng cô gái qua bờ bên kia. Đệ tử đi theo luôn trách Thầy về "Sắc giới" nhất là khi giao thiệp cách như thế với Phụ nữ. Sư chợt giật mình, nói với người Đệ tử: "Ta đã bỏ nàng tự bên bờ suối, mà ngươi còn mang theo đến đây à?.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét