Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Kiến trúc Thiền (Zen architecture)

The enso, a symbol of Zen Buddhism
Zen có nghĩa là "thiền" trong tiếng Nhật(禪宗 Thiền Tông - xem http://en.wikipedia.org/wiki/Zen).

Zen hiện hữu ở sự liên tưởng. Vì thế, sự ứng dụng của Zen vào không gian sống của chúng ta cũng rất linh hoạt. Không cần không gian mênh mông, không cần vị trí giữa một thiên nhiên hoang sơ lý tưởng, một lối đi nhỏ lát đá tự nhiên len lỏi giữa cây cỏ trong căn nhà phố, hay một phòng ngủ với nệm đặt trên sàn lát gỗ thô mộc cũng đủ gợi nhớ về Zen.Từ các khái niệm đó, chúng ta nên hiểu nội thất mang phong cách Zen không chỉ đơn thuần trong kiểu dáng, vật liệu hay màu sắc hài hoà. Có thể nói Zen không chỉ gói gọn trong không gian nội thất. Zen hiện hữu trong mọi hoạt động ăn, ngủ, làm vườn, trang trí nhà cửa, tạo thành một “không gian sống” mà con người sẽ đạt đến trạng thái bình an, cởi bỏ tất cả những ràng buộc ưu tư.

Một số khách hàng đến gặp KTS và yêu cầu thiết kế cho họ một nội thất thật “Zen”. Nhưng khi làm việc cụ thể, họ chưa hiểu hết về Zen, chỉ nghe ai đó nói rồi thấy hay và muốn có một không gian nội thất như vậy cho ngôi nhà của mình. Vậy Zen là gì? Nó hiện hữu như thế nào trong phong cách nội thất?
http://www.mikedipetrillo.com/wp-content/uploads/2009/01/presentation-zen-book.jpgZen - "thiền" hướng đến sự đơn giản, tinh khiết và thiên nhiên, Zen hoá giải tất cả những gì quá trang trọng, phô trương hay quá bày biện. Kiến trúc Thiền thể hiện giản dị nhưng hướng nội với ý nghĩa tâm linh thuần khiết và sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên(con người là 1 phần tử trong thiên nhiên - vũ trụ).
Hình 1: Không gian mang phong cách Zen sẽ là một sự dẫn dắt nhịp nhàng từ bên ngoài đến không gian nội thất bên trong. Mục đích chính của Zen là làm cho con người và thiên nhiên hoà hợp.
Không gian mang phong cách Zen sẽ là một sự dẫn dắt luân chuyển nhịp nhàng từ bên ngoài đến không gian nội thất bên trong, như một vòng luân hồi không bao giờ chấm dứt (hình 1).
Hình 2, 3, 4: Sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa không gian trong và ngoài nhà
Căn nhà trên là một dẫn chứng. Qua hàng tre trước cổng, bạn như bước vào một thế giới khác, hoàn toàn tĩnh lặng. Sau khi bước lên các bậc thang, bạn sẽ ngỡ ngàng trước một mặt nước mênh mông mà khởi nguồn của nó là một con lạch nhỏ. Mặt nước cứ mênh mang chảy mãi như sự vận động không ngừng của sự sống (hình 2,3).
Toàn bộ căn nhà được bố trí tuân thủ theo kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ, thể hiện sự hoà hợp giữa con người và tinh khí của đất trời. Ở đó, tất cả các giác quan của bạn sẽ chìm đắm trong bầu không khí của Zen. Từ cái nhìn ấn tượng về sự thô mộc, thiên nhiên của kiến trúc, nhắm mắt lại bạn sẽ cảm nhận mùi hương nồng nàn của cỏ cây, bùn đất, trong âm thanh róc rách của mặt nước và tiếng chuông thoang thoảng trên các đầu hồi. Bạn sẽ phân vân tự hỏi đâu là trong nhà và đâu là ngoài nhà, để cuối cùng nhận ra rằng sẽ không có giới hạn giữa các không gian đó. Tất cả chỉ tồn tại một “thiền đường” thật tĩnh lặng, nơi mà các không gian nội thất như bồng bềnh trôi trên cái sóng sánh của mặt nước bên ngoài. Và ánh nắng bên ngoài như tĩnh lại bởi cái thô mộc và hun hút của bên trong (hình 4).
Hình 6: Toàn bộ không khí nội thất sẽ gợi hơi hướng của một buổi trà đạo ở mức tinh tuý nhất
Ngôi nhà Nhật là một ví dụ khác về sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa không gian trong và ngoài nhà. Bạn sẽ nhận ra phong cách Zen ngay từ bên ngoài, từ các đường nét đơn giản, vật liệu thô mộc. Bước qua khu vườn được trang trí trừu tượng bằng các đường lượn sóng tượng trưng cho nước trên cát sẽ làm cho bạn từ từ tĩnh tâm. Bước vào nội thất qua ô cửa, bỏ lại giày dép, đi xuyên qua hành lang với sàn gỗ mộc để bước vào phòng chung trống trải như một tu viện. Thường thì sẽ có một bàn nhỏ làm trung tâm với các gối vuông nhỏ xung quanh. Toàn bộ không khí đó sẽ gợi hơi hướng của một nghi thức trà đạo ở mức độ tinh tuý nhất. Việc cởi bỏ các vật dụng mang bên mình như giày dép để bước vào một không gian đơn giản đến trần trụi sẽ mang lại cảm giác như tự thân mình gột rửa những ràng buộc vô thường, để chiêm nghiệm như một thiền sư (hình 6).
Zen tin vào bản thân của chính sự vật. Vì thế nội thất mang phong cách Zen sẽ thể hiện được bản chất thật của các vật thể cấu thành không gian đó. Zen đề cao giá trị tinh khiết và tự nhiên của vật liệu và sử dụng chúng thô mộc, trần trụi. Với Zen, không gian nội thất sẽ mang đậm hơi hướng của tự nhiên (hình 5).

Hình 5: Zen đề cao giá trị tinh khiết, tự nhiên của vật liệu và sử dụng chúng thô mộc, trần trụi.
“Zen sao chép lại cái hồn của thiên nhiên, không phải đơn thuần là hình dạng bên ngoài của nó. Viên đá là viên đá, cái cây là cái cây. Chúng ta có thể dễ dàng nói, nhưng không bao giờ có thể thấu hiểu điều mình nói cho đến khi khiêng viên đá trên tay và cảm nhận hơi lạnh của nó thấm vào lồng ngực, hay vuốt tay dọc theo thân cây và cảm thấy sự vỡ vụn của những vỏ cây còn sót lại trên tay…” (trích Living with Zen). Không gian nội thất mang phong cách Zen sẽ giúp ta cảm nhận được các vân của gỗ, những sớ đan của chiếu và cái xù xì của đá thiên nhiên.Thông thường, trong các không gian nội thất Nhật mang phong cách Zen là sự mở rộng đi cùng với sự nhẹ nhàng và linh hoạt. Kết cấu được phơi bày ra và tường là các vách trượt di động bằng giấy. Động tác trượt nhẹ các vách ngăn mang nét tinh tế hơn là mở cửa bản lề, nó cho bạn chuyển tiếp nhìn vào không gian kế cận một cách nhịp nhàng mà không bị sự can thiệp sỗ sàng của kiến trúc.
Hình 7: thiên nhiên bên ngoài trở thành một phần không thể thiếu của nội thất Zen
Sàn được che phủ bằng vật liệu thô mộc, thiên nhiên, như gỗ có vân hoặc chiếu đệm. Vật dụng là tối thiểu nên sẽ không có ghế và tầm mắt nhìn sẽ thấp hơn rất nhiều so với căn nhà phương Tây. Một cách nào đó, nội thất Zen phản chiếu tinh thần của thiên nhiên bên ngoài, không chỉ qua vật liệu mà còn qua sự giao hưởng giữa ánh sáng và bóng tối. Bao bọc không gian nội thất Nhật là các bức màn trượt che bằng giấy, nơi mà ánh sáng thiên nhiên có thể xuyên qua.Trong không gian đó, ta có thể cảm nhận ánh sáng yếu ớt của mùa đông cũng như cái rực rỡ của mặt trời mùa hè. Và cũng trong đó, bóng đổ của cây cối xung quanh lên các mành ngăn bằng giấy thay đổi từ lúc xum xuê cành lá đến lúc chỉ còn thân trơ trụi đã gửi đến thông điệp xuân hạ thu đông cho không gian nội thất (hình 9).
Hình 8: có thể tạo một patio nhỏ như thế này trong nhà phố cũng đủ gợi hơi hướng phong cách Zen.
Các đường thẳng đơn giản, chi tiết hoa văn được tiết giảm tối thiểu và màu sắc sử dụng một cách kiềm chế. Tất cả các yếu tố đặc trưng đó của nội thất mang phong cách Zen có chung mục đích: tạo một không gian sống thật đơn giản đến mức tối thiểu, trong đó tất cả những trang trí nặng nề, rườm rà đều bị lược bỏ. Nhưng điều đó không làm cho nội thất mang tính khắc kỷ. Trái lại, sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa trong và ngoài nhà, cách sử dụng khéo léo ánh sáng gián tiếp, nhẹ nhàng và vật liệu thô mộc sẽ tạo ra một môi trường sống mang tính thiền định và gần gũi với thiên nhiên.

Hình 9: bóng đổ của cây cối bao bọc xung quanh lên các mành ngăn bằng giấy.
Sự nhấn mạnh vào tính đơn giản đã làm các thiết kế mang phong cách Zen mang đậm hơi hướng hiện đại dưới cái nhìn của phương Tây. Nó làm liên tưởng đến phong cách Minimalist (tối giản). Tuy nhiên, không gian nội thất Minimalist của phương Tây lại thiên về “màu sắc của ánh sáng tự nhiên”, trong khi nội thất Zen lại hướng về “màu sắc pha trộn của bóng tối”. Nói cách khác, ánh sáng trong nội thất Zen được sử dụng gián tiếp hoặc dùng ánh sáng của đèn lồng… Vật liệu trong không gian Minimalist lại mang hơi hướng đơn giản, hi-tech, nhân tạo. Ngược lại ở nội thất Zen, vật liệu hướng đến sự thô mộc thiên nhiên. Hiện nay, cũng có khuynh hướng pha trộn giữa hiện đại phương Tây và Zen truyền thống để tạo nên phong cách Zen hiện đại, khác với khuynh hướng Zen truyền thống chỉ mang đậm tính chất Á Đông.
Hình 10, 11: “Zen hiện hữu trong mọi hoạt động sống của chúng ta. đây là một cách bài trí bàn ăn phong cách zen theo thuyết luân hồi của đạo phật. sự tròn trịa của đĩa, chén - một vũ trụ bên trong một vũ trụ. tất cả những gì là chúng ta và tất cả những gì chúng ta làm đều được cấu trúc từ vòng luân hồi vĩnh cửu” (trích Living with zen). Cách ăn uống đơn giản sử dụng nguyên liệu thiên nhiên không chế biến nhiều, bài trí trong tô có dạng tròn, tượng trưng cho sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên.
Hình 12, 13: Phòng ngủ với màu sắc đơn giản, vật liệu thô mộc - một ví dụ điển hình cho phong cách Zen.
“Nội thất mang phong cách Zen hiện đại - kết hợp giữa không gian hiện đại phương tây và các vật dụng trang trí phương đông. các đồ tạo tác đông - tây có thể kết hợp hay hoán đổi cho nhau - điều quan trọng nhất là sử dụng chúng như thế nào trong tổng thể. không gian toàn trắng giúp cho các vật trang trí khác kiểu hợp nhất lại một cách nhịp nhàng” (trích Living with zen).
Hình 14: Phong
cách Zen đơn giản và thô mộc.
Hình 15: Kết hợp giữa không gian hiện đại phương tây và các vật dụng trang trí phương đông .
Hình 16: Phong
cách minimalism đơn giản và hi-tech.
Với ảnh hưởng của Thiền tông, bắt đầu từ thời Kamakura (1185-1333) các chùa Nhật theo Thiền tông đã có nhiều thay đổi về kiến trúc:
Đơn giản đi và trở về với kiểu Shinto.
Thêm vào là các bức tường giấy ngăn không gian nội thất. Giấy này được làm từ lúa gạo.
Các cửa sổ và màn che được trổ thêm ra phía vườn làm chỗ lấy ánh sáng để đọc và viết gọi là kiểu dáng shoin.
Ngày nay, các kiểu dáng shoin này đã được tiếp nối qua các thiết kế chi tiết thêm vào của các trà đường.
Các kiến trúc Thiền đã thể hiện tính cởi mở, nhẹ nhàng, và hoà vào thiên nhiên giúp rất nhiều có các ngôi nhà hay đền đài Nhật Bản vượt qua được thử thách của các địa chấn. Tuy nhiên, mục tiêu chính của kiểu kiến trúc này là để tạo bầu không khí an nhiên và cởi mở của tâm.
Vườn Thiền(Zen garden)
Các ngôi vườn Phật giáo đã có từ rất lâu (thế kỉ thứ 6) nhưng những nét đặc trưng về khung cảnh khô (dry landscape) của kiến trúc vườn Thiền mãi đến thế kỷ 14 mới bắt đầu. Một số vườn Thiền chỉ bao gồm sự kết hợp của các khối đá. Tuy nhiên những điểm nổi bật của một mảnh vườn Thiền Nhật bản thường là:
Khung cảnh khô tạo nên một sắc thái giống các tranh vẽ 3 chiều.
Mảnh vườn không quá lớn, về kích cỡ gần với một sân chơi nhỏ hơn là một khu vườn.
Có dùng tới các hiệu ứng tâm lý tạo cảm giác về không gian và khoảng cách như là việc thiết trí các cây bonsai nhỏ làm nền. Các non bộ (hay tảng đá) được đặt cẩn thận gợi cảm của núi non hùng vĩ.
Cát được trải thành các dòng chảy nhỏ, tạo ra hình ảnh của nước.
Cách bài trí không đối xứng và dùng cây cỏ sắp xếp giản dị và là loại cây dễ tìm. Phản ánh khung cảnh thiên nhiên.
Triết lý của vườn Thiền là một sự cố gắng nắm bắt tinh thần hay cốt tủy của thiên nhiên hơn là một sự bắt chước thiên nhiên. Do đó, các mảnh vườn này có thể rất trừu tượng.
Zen Architecturehttp://ps.vimeo.com.s3.amazonaws.com/629/62960_300.jpghttp://blog.lib.umn.edu/acom0003/architecture/zen_garden_kyoto.jpghttp://www.awilliamsphotography.com/images/Zen-2.jpg


http://www.danhagerman.com/images/Tofukuji%20Courtyard.jpghttp://soulofthegarden.com/Images/CrossingsSpaInterior.jpghttp://www.danhagerman.com/images/Tofukuji%20Moss%20Garden.jpg
Modern Zen Architecture, Phuket Architect
Modern Zen Architecture, Phuket Architect
Modern Zen Architecture, Phuket Architect
Modern Zen Architecture, Phuket Architect
Modern Zen Architecture, Phuket Architect, Residential Architecture, Construction, Private Villa, Design and Build, Spain
Modern Zen Architecture, Phuket Architect, Residential Architecture, Construction, Private Villa, Design and Build, Spain
Modern Zen Architecture, Phuket Architect, Residential Architecture, Construction, Private Villa, Design and Build, Spain
Modern Zen Architecture, Phuket Architect, Residential Architecture, Construction, Private Villa, Design and Build, Spain
Modern Zen Architecture, Phuket Architect, architects dubai, residential tower
Modern Zen Architecture, Phuket Architect, architects dubai, residential tower
Modern Zen Architecture, Phuket Architect, architects dubai, residential towerhttp://www.syncronos.com/blog/wp-content/uploads/2008/12/royoan-ji-zen-garden.jpghttp://trishamillerthailand.info/blog/wp-content/uploads/2009/10/1256217898-fosc-033.jpghttp://www.danhagerman.com/images/Tofukuji%20Zen%20Garden.jpg
Rees jane street
Casa Tolo by Alvaro Leite Siza Vieira on Materialicious.


Casa tolo int

Architecture-Page | North Carlton Green House by Zen Architectshttp://www.danhagerman.com/images/Tofukuji%20Stones.jpg Architecture-Page | North Carlton Green House by Zen Architects
Architecture-Page | North Carlton Green House by Zen Architectshttp://www.civilization.ca/cmc/exhibitions/cmc/architecture/images/tour173b.jpghttp://www.thegrowspot.com/landscape/ryoanji.jpg
Paul Discoe, who designed the cardboard zendo for a Swiss... Roslyn Banish / SFChttp://www.danhagerman.com/images/Ryoanji%20Rock%20Garden.jpghttp://ai-designstudio.net/files/catalog/AI%20Architecture%20-%20ZEN%20-%20japanese%20garden%203.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét