Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Danh xưng đệ tử Phật

PHẬT HỌC THƯỜNG THỨC

Phân biệt thế nào là Phật tử, Cư Sĩ, Ưu Bà tắc, Ưu Bà Di, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ ? Thiện nam, Tín nữ?


• Phật tử là gì? 佛子 A: Buddhist. P: Bouddhiste
Phật tử theo tiếng Hán việt nghĩa là con Phật, là đệ tử của Phật là từ chỉ chung cho cả hai hạng xuất gia và tại gia.Theo kinh điển cho rằng: Phật tử là từ miệng Phật mà sinh ra, từ Pháp mà hóa sinh ra, được vài phần Phật pháp nên được gọi là Phật tử ( tức con Phật) nghĩa là theo lời dạy mà tu hành tuân theo chánh Pháp mà sống ví như nhờ có Phật và Pháp mới có mình.Vậy Phật tử là từ chỉ chung cho hàng đệ tử Phật bất luận tại gia hay xuất gia chứ không dùng riêng cho tại gia như trước nay thường hiểu.
Trong Tứ thập nhị chương kinh, cĩ lời Phật dạy:
"Những Phật tử, tuy cách xa Ta hằng ngàn dặm mà nhớ giữ những Giới luật của Ta, chắc là tu đắc đạo. Cịn những người thường ở với Ta, theo bên tả bên hữu, tuy thường thấy Ta mà khơng thuận theo Giới luật của Ta thì khơng đắc đạo."


*Cư Sĩ là gì? 居 士
Cư Sĩ là từ riêng dùng để chỉ người đệ tử tại gia tu học theo đạo Phật đã có quy y Tam Bảo và thọ trì giới cấm của Phật.Cư Sĩ lại phân ra nhiều loại như Cư sĩ Ngũ giới, cư sĩ Bát giới, cư sĩ Thập thiện, cư sĩ Bồ tát giới. Vậy từ Cư Sĩ là từ chỉ chung cho hàng đệ tử tại gia cả nam lẫn nữ nhưng thông thường từ Cư Sĩ thường dùng cho những đệ tử tại gia có thông hiểu giáo lý Phật pháp và hành trì giới luật nghiêm mật,có chí nguyện rộng lớn phổ độ chúng sinh hoằng dương truyền bá Phật pháp, có khả năng đảm đương những trọng trách , là tiêu biểu trong hàng ngũ tại gia.


*Ưu Bà Tắc là gì? Tiếng Phạn là Upasaka

Ưu Bà Tắc là từ chỉ riêng cho người đệ tử Phật tại gia thuộc phái nam đã thọ tam quy và ngũ giới.Lại chia ra 3 hạng Ưu Bà Tắc như sau:
- Thiểu phần Ưu Bà Tắc: để chỉ người nam nào chỉ lãnh thọ và hành trì được từ 1-2 giới trong ngũ giới cấm
- Đa phần Ưu Bà Tắc: để chỉ người nam nào giữ được từ 3-4 giới trong ngũ giới cấm
- Toàn phần Ưu Bà Tắc: để chỉ người nam nào vâng giữ trọn vẹn cả 5 giới cấm.


*Ưu Bà Di là gì? Tiếng Phạn là Upasika
Ưu bà Di là từ dùng để chỉ riêng cho người đệ tử Phật tại gia thuộc phái nữ đã thọ tam quy và ngũ giới.Lại chia ra 3 hạng Ưu Bà Di như sau:
- Thiểu phần Ưu Bà Di: để chỉ người nữ nào chỉ lãnh thọ và hành trì được từ 1-2 giới trong ngũ giới cấm
- Đa phần Ưu Bà Di: để chỉ người nữ nào giữ được từ 3-4 giới trong ngũ giới cấm
- Toàn phần Ưu Bà Di: để chỉ người nữ nào vâng giữ trọn vẹn cả 5 giới cấm.
*Cũng theo giới luật đã thọ được bao nhiêu mà phân ra đó là Ưu bà Tắc ( Ưu bà di) thiểu phần, đa phần hay toàn phần.


*Cận sự nam (cận sự nữ): là người đệ tử tại gia đã thọ trì tam quy và ngũ giới nhưng hay gần gũi chùa tháp Tam Bảo để phụng sự hộ trì Phật pháp, biết áp dụng lời Phật dạy vào trong tu tập đời sống hàng ngày từ hành động lời nói ý nghĩ việc làm đều trong chánh niệm tỉnh giác và thấm nhuần tính chất từ bi của đạo Phật.Cận sự nam hay Cận sự nữ là những người đã dày công với đạo thường góp phần tu bổ chùa tháp phát tâm làm những việc phước thiện lợi ích cho đạo và đời xứng đáng là một hàng ngũ đắc lực đóng vai trò hộ pháp cho chư Tăng.


*Thiện nam, Tín nữ: 善男 - 信女
Thiện nam là từ chỉ người nam ( trai lành) Tín nữ là từ chỉ người nữ ( gái có lòng tin) có thiện căn , có gieo duyên với Phật nhưngcó thể vì lý do nào đó mà chưa quy y Tam Bảo chỉ mới phát lòng tin kính Phật pháp.Thiện nam Tín nữ còn dùng chỉ chung cho số đông những người có mặt là nam giới hay nữ giới trong một pháp hội mà trong đó khó phân biệt ai là Phật Tử hay không Phật Tử
Như vậy phân biệt rõ ý nghĩa và cách dùng các thuật ngữ Phật giáo trên giúp cho chúng ta trước hết biết dùng đúng từ và cách xưng hô khi giao tiếp hay ký tên trên văn bản , bài viết …. Đồng thời định hướng rõ cho mình đường đi sắp tới ngõ hầu phấn đấu tự thân tinh tấn trên con đường học đạo giác ngộ và giải thoát Danh tự chỉ phản ánh đúng thực chất việc làm của nó chứ trình độ tu chứng không nằm ở danh xưng, vì thế chúng ta phải nhớ rằng mọi nỗ lực phấn đấu tu tập của chúng ta đều không ngòai mục tiêu chung là giác ngộ chân lý cộng với sự tu tập hành trì của bản thân mới là quan trọng, tên gọi danh xưng chỉ là phương tiện thế gian có tác dụng bước đầu hỗ trợ người tu thăng tiến trên lộ trình tu học nhưng nó cũng ngầm đẩy người đang mang danh phận đó vaò hố thẳm vực sâu nếu họ mãi chạy theo đi tìm ảo vọng mà bỏ quên đạo nghiệp của chính mình.


CƯ trần lạc đạo hãy tùy duyên,
SĨ diện làm chi lắm lụy phiền !!!
PHẬT pháp hữu duyên năng dưỡng tánh
TỬ lưu hậu thế sử còn biên.

HUỆ NHÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét