A-NẬU ĐA-LA TAM-MIỆU-TAM BỒ-ĐỀ LÀ GÌ ?
A-nậu Đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề là trí tuệ sáng suốt của Phật ,dịch là trí hiểu biết rộng lớn .Do con đường tu chứng đã đạt được ,là trí tuệ vô thượng ,là chân lý của sự an lạc .
Chữ A nghĩa là "vô" ,
Nậu-đa-la nghĩa là "thượng",
Tam-miệu là "chánh",
Tam-bồ-đề là "biến" hay "đạo".
Dịch tổng quát có nghĩa là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác hay Vô-thượng Chánh-biến-đạo và gọi tắt là A-Nậu Bồ-Đề .
Chỉ có chư Phật là bậc Đại giác ngộ hoàn toàn mới được tôn hiệu này .
Các vị Bồ-tát ,La-hán ,Thanh-văn...chưa đủ tư cách để tôn xưng .
Con người từ khi phát tâm tu hành cho tới khi đạt được quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác phải trải qua vô số kiếp tinh tấn không ngừng mới phá dẹp được hai trận tuyến của quân giặc đang bủa vây từ trong nội tâm là sự phiền não quấy phá ,cho đến giặc ngoại cảnh như ma chướng và các thứ sắc dục khác theo cám dỗ .
Nếu người tu bẻ dẹp được 2 thứ giặc hùng hậu kia rồi cứ tiến thẳng tới quả vị Bồ-Đề là con đường rộng mở để vào ngôi nhà chánh pháp tức là giác ngộ giải thoát vậy .
Người Phật tử trong lúc sơ cơ học đạo ,vì còn nặng gánh gia đình ,chúng ta nên thực hành từng bước một những điều Phật dạy để tạo dựng một nếp sống gia đình thoải mái ,lành mạnh ,an vui ,hạnh phúc ,nhờ đó làm thềm thang đưa tới quả vị Bồ-Đề .
Nếu luận rằng quả Phật khó đạt và việc Phật sự khó thực hành ,chúng ta không biết đến đời nào mới chứng quả ? Sự giác ngộ và giải thoát không gì khác là ngay trong mỗi hành động ,lời nói của ta trong sạch và lợi lành cho kẻ khác .
Phật đã dạy "Ta là Phật đã thành ,các ngươi là Phật sẽ thành" thì quả Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác không xa đối với người Phật tử chân chánh ,biết quyết tâm thực hành Phật giáo .
Hòa Thượng:THÍCH BẢO LẠC
A-nậu Đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề là trí tuệ sáng suốt của Phật ,dịch là trí hiểu biết rộng lớn .Do con đường tu chứng đã đạt được ,là trí tuệ vô thượng ,là chân lý của sự an lạc .
Chữ A nghĩa là "vô" ,
Nậu-đa-la nghĩa là "thượng",
Tam-miệu là "chánh",
Tam-bồ-đề là "biến" hay "đạo".
Dịch tổng quát có nghĩa là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác hay Vô-thượng Chánh-biến-đạo và gọi tắt là A-Nậu Bồ-Đề .
Chỉ có chư Phật là bậc Đại giác ngộ hoàn toàn mới được tôn hiệu này .
Các vị Bồ-tát ,La-hán ,Thanh-văn...chưa đủ tư cách để tôn xưng .
Con người từ khi phát tâm tu hành cho tới khi đạt được quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác phải trải qua vô số kiếp tinh tấn không ngừng mới phá dẹp được hai trận tuyến của quân giặc đang bủa vây từ trong nội tâm là sự phiền não quấy phá ,cho đến giặc ngoại cảnh như ma chướng và các thứ sắc dục khác theo cám dỗ .
Nếu người tu bẻ dẹp được 2 thứ giặc hùng hậu kia rồi cứ tiến thẳng tới quả vị Bồ-Đề là con đường rộng mở để vào ngôi nhà chánh pháp tức là giác ngộ giải thoát vậy .
Người Phật tử trong lúc sơ cơ học đạo ,vì còn nặng gánh gia đình ,chúng ta nên thực hành từng bước một những điều Phật dạy để tạo dựng một nếp sống gia đình thoải mái ,lành mạnh ,an vui ,hạnh phúc ,nhờ đó làm thềm thang đưa tới quả vị Bồ-Đề .
Nếu luận rằng quả Phật khó đạt và việc Phật sự khó thực hành ,chúng ta không biết đến đời nào mới chứng quả ? Sự giác ngộ và giải thoát không gì khác là ngay trong mỗi hành động ,lời nói của ta trong sạch và lợi lành cho kẻ khác .
Phật đã dạy "Ta là Phật đã thành ,các ngươi là Phật sẽ thành" thì quả Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác không xa đối với người Phật tử chân chánh ,biết quyết tâm thực hành Phật giáo .
Hòa Thượng:THÍCH BẢO LẠC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét