Tất cả
pháp Phật dạy đều trước phải giác ngộ rồi sau mới ứng dụng tu. Cũng
như trước biết đường rồi sau mới đi, trước hiểu rồi sau mới làm.
Sự giác ngộ này là nhận thấy lẽ thật ngay thế gian không phải huyền
nhiệm siêu viễn, mà là cụ thể thực tế. Bởi giác ngộ rồi mới tu,
nên đúng tinh thần đạo giác ngộ. Chúng ta là Phật tử phải thấu rõ lẽ
này, đừng lầm lẫn ứng dụng tu một cách mù quáng. Không hiểu mà làm
là việc làm càn bướng dại khờ. Chúng ta phải thắp sáng ngọn đuốc chánh
pháp soi bước đi, để khỏi vấp ngã rơi hố lọt hầm.
Tổng quát
căn bản Phật pháp là Ngũ thừa Phật giáo, trước khi ứng dụng tu mỗi
thừa đều phải giác ngộ mỗi pháp. Ví như ở bến xe miền Ðông tại
thành phố Hồ Chí Minh, trước khi chúng ta mua vé lên một chiếc xe nào là
phải ý thức được mình đi đâu, đi làm gì? Khi mua vé lên xe, chúng ta biết
rõ chủ đích và phân biệt rành rẽ con đường mình đi. Nếu chúng ta mua
vé lên xe Tây Ninh là biết rõ mình sẽ đến Thị xã Tây Ninh, mua vé lên
xe Vũng Tàu là biết rõ mình sẽ đến Ðặc khu Vũng Tàu. Lên xe nào đến
chỗ ấy là ví dụ cho ngũ thừa Phật giáo. Bởi vì thừa là cỗ xe hay ngồi
xe, sẽ đưa đến mục đích chúng ta nhắm. Chọn lựa xe đi là theo nhu cầu
cần thiết của chúng ta đã biết. Thế nên trước giác, sau tu là chủ yếu
của Ngũ thừa Phật giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét