Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

VÔ MINH



Vô minh chỉ sự u mê, không hiểu Tứ diệu đế, Tam bảo và nguyên lí Nghiệp . Vô minh là yếu tố đầu tiên trong nguyên lí Duyên khởi với mười hai nhân duyên là những nguyên nhân làm con người vướng trong Luân hồi Vô minh cũng là một trong ba ô nhiễm, Tam lậu ,  một trong ba phiền não  và khâu cuối cùng của mười trói buộc.
Vô minh được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ . Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như nó là" (Như thật tri kiến), cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ. Vô minh sinh ái , và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh. Theo quan điểm Đại thừa, vì vô minh mà từ tính Không  thoắt sinh ra hiện tượng, làm cho người còn mê lầm tưởng đó là sự thật và không thấy tự tính.

Có 5 tầng vô minh
 

Tầng 1 : Ai mà còn đam trước thế gian, ngũ dục, lục trần là vô minh.
*Ngũ dục : sắc(sắc đẹp), tài(tiền của), danh(danh vọng), thùy(ham ngủ), thực(ham ăn)
*Lục trần : sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần.
•Thấy sắc đẹp còn ham muốn thì còn trụ vào sắc.
•Nghe người ta mắng mà còn giận thì còn trụ vào thanh.
•Nghe mùi thơm mà còn thích thì còn trụ nơi hương.
•Thích ăn ngon thì còn trụ nơi vị
•Thích mặc đẹp thì còn trụ vào xúc.
•Tất cả những cái hằng ngày tiếp xúc ( mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi nghe mùi, lưỡi nếm vị, tay chân xúc chạm những cái êm ấm, hoặc là khó chịu) mà đem vào a lợi da thức, tối ngủ mình còn thấy mộng những điều đó thì còn trụ vào pháp.
Sáu trần còn có 6 thứ bụi nữa, sáu thứ trần khác nữa : sắc dục, mạo dục, dung dáng dục, oai nghi dục, âm thanh ngôn ngữ dục, nhơn tướng dục.
Đó là những thứ giả tạm của thế gian mà ta đem làm cứu cánh, cho nên mới bị vô minh che lấp.
 

Tầng 2 : Tham, sân, si, phiền não, chướng trọng, kiêu mạn là vô minh.
Tại vì có si mê nên mới có tham, tại vì có si mê nơi mới có sân hận. Cái tham thì lấy vào mà cái sân thì đem ra.
 

Tầng 3 : Vi ngũ uẩn sở phú là vô minh.
Lúc nào ta cũng nên quán cái thân ngũ uẩn này là không. Vì cái thân ngũ uẩn này là giả tạm mà ta cho là thực vì thế ta cứ bám víu vào nó. Chính từ đó mà chúng ta vô minh không thấy được chánh pháp.
Lúc nào ta cũng quán cái thân này là bất tịnh thì lúc đó chúng ta mới an ổn được, thì tất cả các pháp khác chúng ta thực hành một cách chu đáo, đồng thời những pháp thế gian chúng ta rời bỏ một cách dễ dàng.
 

Tầng 4 : Bất ngộ tự tánh là vô minh.
Ai mà không ngộ được tự tánh của mình, dầu cho tham, sân, si, phiền não bỏ hết rồi, dầu cho ngũ uẩn không còn ngăn che nữa rồi, dù không có đam trước thế gian ngũ dục, lục trần rồi mà không ngộ được tự tánh cũng gọi là vô minh.
"Hà kỳ tự tánh bổn tự thanh tịnh.
Hà kỳ tự tánh bổn vô sanh diệt.
Hà kỳ tự tánh bổn tự cửu túc.
Hà kỳ tự tánh bổn vô diêu động.
Hà kỳ tự tánh nan sanh vạn pháp."
(Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ.
Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động.
Ðâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp.)
Nước thì không bao giờ có sóng, vì gió thổi nên mới có sóng, bản thân chúng ta cũng không có sóng vì gió thổi đến nên mới nổi sóng, có 8 ngọn gió độc thổi vào đó là : Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc làm cho sóng dậy trong ta. Tự tánh của ta rất thanh tịnh như mặt nước, nếu ta ngăn được những ngọn gió đó thì tâm ta thanh tịnh, hiển lộ tự tánh.
 

Tầng 5 : Bất tri, bất giác, bất liễu đệ nhất nghĩa đế là vô minh.
Tục đế là chuyện của thế gian, đệ nhất nghĩa đế là chuyện của thánh, thì khi rời hết tục rồi thì chỉ còn thánh, khi dứt vô minh chỉ còn chơn như khi đó gọi là đệ nhất nghĩa đế. Chúng ta còn sống trong vô minh thì không thấy được đệ nhất nghĩa đế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét