Nhất thiết hữu vi pháp - Như mộng huyễn bào ảnh - Như lộ, diệc như điện - Ưng tác như thị quán.
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
Tam độc tham sân si
Tam độc là
cội nguồn đau khổ của chúng sanh, trừ diệt được nó chúng sanh sẽ hưởng
một đời an vui hạnh phúc. Khổ vui vốn do chứa chấp tam độc hay tống
khứ chúng đi, đây là căn bản của sự tu hành. Ba thứ độc này, si là
chủ chốt. Diệt được si thì hai thứ kia tự hoại. Nhắm thẳng vào gốc
mà đốn thì thân và cành đồng thời ngã theo. Vì thế, trong mười hai nhân
duyên cái đầu là vô minh, muốn cắt đứt vòng xúc xích luân hồi của
nhân duyên, chỉ nhắm thẳng vô minh, vô minh diệt thì hành diệt v.v... Si
độc là động cơ chính yếu của tam độc, chận đứng được si thì
toàn thể tam độc đều dừng. Ðức Phật thấy được cội gốc của đau
khổ và đầu nguồn của thoát khổ, nên Ngài dạy Phật tử cứ ngay cái gốc
ấy mà trừ, người ứng dụng đúng như thế sẽ ít tốn công mà kết quả
viên mãn. Si là gốc đau khổ, cũng như vô minh là gốc luân hồi, vì diệt
tận gốc ấy, đức Phật dạy dùng cây búa Trí Tuệ đập tan nó, hoặc thắp
sáng ngọn đuốc trí tuệ phá tan màn đêm vô minh. Bởi lẽ ấy, đạo Phật
là đạo giác ngộ, chỉ có giác ngộ mới diệt tận cội rễ si mê, chỉ
có mặt trời giác ngộ xuất hiện thì đêm tối vô minh mới hoàn toàn hết
sạch. Diệt được tam độc của mình là tự cứu bản thân, cũng đã đem
sự an ổn lại cho mọi người chung quanh. Một việc làm tự lợi lợi tha
đầy đủ, tất cả Phật tử chúng ta phải tận lực cố gắng thực hiện
kỳ được mới thôi. Ðuợc vậy mới xứng đáng là người Phật tử chân
chánh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét