Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI tr.CN; người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), họ là Gotama (Cồ Đàm). Ông sinh năm 624 tr.CN, vào lúc ở Ấn Độ đạo Bàlamôn (Brahmanism) đang thống trị với sự phân chia đẳng câp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dân đến sự hình thành một tôn giáo mới.
Sau khi đức Phật tạ thế, do sự bất
đồng ý kiến trong việc giải thích kinh Phật, các đệ tử của người chia
làm 2 phái: Phái các vị trưởng lão, gọi là Thượng Tọa (Théravada) theo
xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nghiêm giáo luật;
Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ Phật Thích Ca và chỉ
tu đến bậc La hán. Số tăng chúng còn lại không chịu nghe theo, họ lập
ra phái Đại Chúng (Mahasaghika), chủ trương không cố chấp theo kinh
điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện giáo luật, thu nạp tất cả
những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người, thờ nhiều
Phật, và tu qua các bậc La hán, Bồ tát đến Phật.
Tại các lần đại hội thứ 3-4, phái Đại
Chúng soạn ra kinh sách riêng, tự xưng là Đại Thừa (Mahayana), nghĩa là
“cỗ xe lớn” (chở được nhiều người) và gọi phái Thượng Tọa là Tiểu Thừa
(Hinayana), nghĩa là “cỗ xe nhỏ” (chở được ít người).
Phái Đại thừa phát triển lên phía
bắc, nên được gọi là Bắc Tông, phổ biến sang Trung Hoa, Nhật Bản, Triều
Tiên… Phái Tiểu thừa phát triển xuống phía nam, nên được gọi là Nam
Tông, từ trung tâm là đảo Sri – Lanca (= Tích Lan) phát triển sang các
nước Đông Nam Á.
II. Nội dung của Phật giáo
Thực chất của đạo Phật là một học
thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Cốt lõi của học thuyết này là Tứ
diệu đế (Bốn chân lý kỳ diệu) hay Tứ thánh đế (Bốn chân lý thánh), đó
là:
1. Khổ đế là chân lý về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thỏa mãn.
2. Nhân đế (hay Tập đế) là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ. Đó là do ái dục (ham muốn) và vô minh (kém sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là Nghiệp (karma); hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả của nó (nghiệp báo), thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được.
3. Diệt đế là chân lý về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra đau khổ bị loại trừ. Sự tiêu diêt khổ đau gọi là niết bàn (nirvana – nghĩa đen là “không ham muốn”, dập tắt). Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát.
4. Đạo đế là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). Ba môn học này được cụ thể hóa trong khái niệm bát chính đạo (tám nẻo đường chân chính). Đó là: chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng (thuộc lĩnh vực rèn luyện đạo đức – Giới); chính niệm, chính định (thuộc lĩnh vực rèn luyện tư tưởng – Định); chính kiến, chính tư duy, chính tinh thần (thuộc lĩnh vực khai sáng trí tuệ - Tuệ).
Toàn bộ giáo lý của Phật giáo được xếp thành ba tạng (tạng = chứa đựng): Kinh tạng chứa các bài thuyết pháp của Phật và một số đệ tử; Luật tạng chứa các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của chúng tăng; Luận tạng chứa những lời bàn luận.
Phật giáo coi trọng Phật – Pháp – Tăng, gọ là Tam bảo. Đức Phật sáng lập ra Phật giáo; Pháp (giáo lý) là cốt tủy của đạo Phật; Tăng chúng (người xuất thân như tu hành) truyền bá Phật pháp trong thế gian.
1. Khổ đế là chân lý về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thỏa mãn.
2. Nhân đế (hay Tập đế) là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ. Đó là do ái dục (ham muốn) và vô minh (kém sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là Nghiệp (karma); hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả của nó (nghiệp báo), thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được.
3. Diệt đế là chân lý về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra đau khổ bị loại trừ. Sự tiêu diêt khổ đau gọi là niết bàn (nirvana – nghĩa đen là “không ham muốn”, dập tắt). Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát.
4. Đạo đế là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). Ba môn học này được cụ thể hóa trong khái niệm bát chính đạo (tám nẻo đường chân chính). Đó là: chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng (thuộc lĩnh vực rèn luyện đạo đức – Giới); chính niệm, chính định (thuộc lĩnh vực rèn luyện tư tưởng – Định); chính kiến, chính tư duy, chính tinh thần (thuộc lĩnh vực khai sáng trí tuệ - Tuệ).
Toàn bộ giáo lý của Phật giáo được xếp thành ba tạng (tạng = chứa đựng): Kinh tạng chứa các bài thuyết pháp của Phật và một số đệ tử; Luật tạng chứa các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của chúng tăng; Luận tạng chứa những lời bàn luận.
Phật giáo coi trọng Phật – Pháp – Tăng, gọ là Tam bảo. Đức Phật sáng lập ra Phật giáo; Pháp (giáo lý) là cốt tủy của đạo Phật; Tăng chúng (người xuất thân như tu hành) truyền bá Phật pháp trong thế gian.
Theo Sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam (PGS. Trần Ngọc Thêm, 1999)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét